Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

VIỆT NAM - LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

                        VIỆT NAM - LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
Bùi Xuân Vịnh tóm lược và bổ sung
BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC
   Khoảng 1455+,-100 năm trước công nguyên (Tcn), ở trung du đồng bằng phù sa cổ Bắc Bộ Việt Nam, các bộ lạc người cổ đã tụ cư sinh sống bằng trồng lúa nước và luyện đồng thau, tạo nên cơ sở vật chất tinh thần đầu tiên của nền văn minh sông Hồng, cái nôi của dân tộc Việt. Khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích chứng minh có một diễn biến văn hoá liên tục 4 giai đoạn (GĐ) kế tiếp trên địa bàn rộng từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, tương ứng thời kỳ nước Văn Lang - Hùng Vương:
   1.GĐ Phùng Nguyên (di chỉ ở Phong Châu) sơ kỳ thời đồng thau, nửa đầu thiên niên kỷ (TNK) II Tcn.
   2.GĐ Đồng Đậu (tên di chỉ 1964 ở Đồng Đậu Yên Lạc), trung kỳ thời đồng thau, nửa sau TNK II Tcn.
   3.GĐ Gò Mun (di chỉ 1961 Gò Mun, Phong
Châu), hậu kỳ thời đồng thau, cuối TNK II Tcn - đầu TNK I
   4.GĐ Đông Sơn (tên di chỉ 1924 ở Đông Sơn, Thiệu Hoá), từ hậu kỳ đồ đồng đến sơ kỳ đồ sắt, đầu TNK I đến vài ba thế kỷ sau công nguyên. Thành tựu khảo cổ chứng minh nước Văn Lang - Hùng Vương 15 bộ lạc, lạc tướng đứng đầu thế tục trị nước 18 đời là có thật trong lịch sử Việt Nam. 
   Năm 214 Tcn, Đô Thư nhà Tần chiếm đất Lục Lương đặt 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), Tượng (Tây Quảng Tây, Nam Quý Châu), tiến xuống đất Việt bị chống lại, sau đó bị giết.
   Năm 208 Tcn, Thục Phán, thủ lĩnh có công chống Tần, thống nhất các bộ tộc, lập nhà nước Âu Lạc xưng An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, đắp thành, công trình độc đáo, biến Cổ Loa thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của Âu Lạc tiếp sự nghiệp các vua Hùng (29 năm)
   Năm 207 Tcn, Triệu Đà chiếm 3 quận của Tần lập nứơc Nam Việt, luôn âm mưu thôn tính Âu Lạc.
   Năm 179 Tcn, 28 năm sau, Triệu Đà giả hoà, cầu hôn Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, gửi Trọng Thuỷ tới Cổ Loa ở rể, đánh cắp bí mật nỏ thần, chia rẽ nội bộ, Cổ Loa thất bại, An Dương Vương tự tử, Âu Lạc bị chia ra 2 quận Giao Chỉ, Cửu Châu (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ), sáp nhập vào Nam Việt
   Năm 111 Tcn, nhà Hán sai Lộ Bác Đức, Dương Bộc đem quân chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu) của Nam Việt. Quan ở Giao Châu đầu hàng. Một thủ lĩnh ở Tây Vu (trung tâm là Cổ Loa) nổi dậy khởi nghĩa không thành. Nhà Hán đặt thêm quận Nhật Nam (Trung Trung Bộ) (68 năm Âu Lạc sáp nhâp vào Nam Viêt)
NGHÌN NĂM BẮC THUỘC, CHỐNG BẮC THUỘC CỦA DÂN TỘC TA
   Năm 40. Hai Bà lập đàn thề cửa sông Hát khởi nghĩa giết thái thú Tô Định, xưng vương, đóng đô Mê Linh
   Năm 43. Mã Viện (Hán) đánh nước ta. Giao tranh ở Lãng Bạc (Bắc Ninh Bắc Giang) quân ta bất lợi, rút về Cẩm Khê cố thủ, cuối cùng bị thua, Hai Bà gieo mình xuống sông Hát. Nước ta bị sáp nhập vào Đông Hán.
   Bị đô hộ, bóc lột, đồng hoá, dân ta quyết bảo vệ bản sắc Văn hoá dân tộc, khởi nghĩa liên tiếp nổ ra
   Năm 248. Triệu Thị Trinh và anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa ở núi Nưa, núi Quan Yên Thanh Hoá, giết thứ sử Giao Châu. Ngô Tôn Quyền cử Lục Dận làm thứ sử, đàn áp, bà Triệu hy sinh ở núi Tùng
   Năm 284. Một nhà buôn phương Tây mua 3 vạn tờ giấy mật hương Giao Chỉ biếu vua Tần
   Năm 289. Nhà sư ấn Độ Ma La đến Lâm ấp, Giao Châu thuyết giáo
   năm 295. Nhà sư ấn Độ Khâu Đà La đến Luy Lâu (Thuận Thành) truyền bá đạo Phật
   Năm 542. Mùa xuân, hào trưởng Lí Bí khởi nghĩa thắng lợi, thứ sử Lương bỏ chạy
   Năm 544. Sau khi đánh bại Lương, Lí Bí dựng nước Vạn Xuân độc lập, xưng Nam Việt đế (6 năm), lập ban văn, Tinh Thiều đứng đầu, ban võ, Phạm Tu, Triệu Túc đứng đầu, Triệu Quang Phục (con Triệu Túc) làm đại tướng quân, xây đài Vạn Xuân để triều hội, dựng chùa Khai Quốc ven sông Hồng
   Năm 546. Dương Phiên, Trần Bá Tiên (nhà Lương) đem quân xâm lược. Lý Nam Đế cho quân chống giặc ở sông Lục Đầu. Do yếu, phải lui về cửa sông Tô Lịch (chợ Gạo, Hoàn Kiếm), dựng thành luỹ chống giữ, chiến đấu ác liệt xẩy ra, tướng Phạm Tu hy sinh. Lý Nam Đế lui quân giữ thành Gia Ninh (Bạch Hạc), rồi rút vào Khuất Lão (Tam Nông).Lý Nam Đế tuổi cao, bị bệnh Quang Phục được trao quyền cầm quân.
   Năm 547. Triệu Quang Phục đem 2 vạn quân tiến xuống Dạ Trạch, Châu Giang, đầm lầy rộng, cây cỏ um tùm, xây cơ sở kháng chiến lâu dài tại bãi nổi giữa đầm. Ban đêm, nghĩa quân đi thuyền độc mộc đánh úp các trại giặc. Nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương.
   Năm 550. Bá Tiên đi dẹp loạn Hầu Cảnh, Dương Sàn thay. Quang Phục phản công, Dương Sàn chết trận. Lấy Long Biên, đuổi quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi, xưng  Triệu Việt Vương (21 năm)
   Năm 571. Lý Phật Tử, tướng cũ của Lý Nam Đế bất ngờ đánh úp, Triệu Việt Vương không kịp đối phó, chạy xuống Đại Nha (Đại An), Nghĩa Hưng, cùng đường, nhảy xuống biển tự tận. Phật Tử cướp quyền, tự lập làm vua, xưng Hậu Lý Nam Đế (31 năm), đóng đô ở ô Diên, sau Phong Châu.
   Năm 602. Trung Quốc, nhà Tuỳ cầm quyền, sai Lưu Phương đem 10 vạn quân đánh nước ta, Phật Tử xin hàng bị đưa sang Trung Quốc. Triều Tiền Lý 60 năm (544-602). Tiếp theo Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba.
   Năm 607. Tuỳ lập Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, dời Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội)
   Năm 621. Nhà Đường cai trị Trung Quốc, Khâu Hoà quan nhà Tuỳ ở Giao Châu đầu hàng, được phong Giao Châu đại tổng quản. Thái thú Cửu Châu (Lê Ngọc), Nhật Nam (Lý Giao) chống Đường một thời gian
   Năm 622. Nhà Đường gọi nước ta là Giao Châu đô hộ phủ
   Năm 679. Nhà Đường thôn tính Triều Tiên lập An Đông, chiếm Tây Tạng, lập An Tây, chiếm Mông Cổ, Đột Quyết, Uy Guya, lập An Bắc, chiếm Việt ta, lập An Nam đô hộ phủ. Tên An Nam có từ đây.
   Năm 678. Thủ lĩnh miền núi Lý Tự Tiên khởi nghĩa, bị Lưu Diên Hựu đàn áp tử trận. Tướng nghĩa quân Định Kiến đánh Tống Bình giết Diên Hựu. Nhà Đường đem quân đàn áp, nghĩa quân tan vỡ, Định Kiến hy sinh
   Năm 713. Mai Thúc Loan (Nghệ Tĩnh) thu phục được Châu Hoan. nghĩa quân và dân suy tôn Hoàng đế, gọi Mai Hắc Đế, lập triều chính, xây chính quyền tự chủ, tập hợp nghĩa quân của 32 châu cùng đánh giặc.                                                                   
   Năm 722. Dương Tự Húc đem quân đánh, Mai Hắc Đế rút về Hùng Sơn, chống được vài năm, bị bệnh và mất. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan tồn tại được 10 năm
   Năm 767. Phùng Hưng, người Đường Lâm (nay là thị xã Sơn Tây), con Phùng Hạp Khanh, nghĩa quân Mai Thúc Loan, cùng 2 em Phùng Hải, Phùng Dĩnh, nhân nhà Đường đối phó với các tộc người ngoài đảo, đã nổi lên xoá bỏ quan cai trị, dựng lại độc lập cho đất nước, được dân suy tôn làm người đứng đầu : Phùng Hưng là Đô Quân, Phùng Hải là Đô Bảo, Phùng Dĩnh là Đô Tổng. Quân Đường Lâm vây thành Tống Bình, Cao Chính Bình đóng cửa thành, cố thủ, sợ thành bệnh chết. Phùng Hưng chiếm thành trị nước 7 năm thì mất. Dân chúng tôn con Phùng An nối nghiệptôn Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương, nhà Đường cho quân đàn áp năm 791. (Sự nghiệp Phùng Hưng và con, 21 năm)
   Năm 819. Dương Thanh, thứ sử Hoan Châu khởi nghĩa, giết Đô hộ Lý Tượng Cổ. Vua Đường lừa đưa đi Thứ sử Quỳnh Châu (Hải Nam), không được, dùng Đô hộ Quế Trọng Võ chia rẽ nội bộ rồi đánh Tống Bình. Thành mất, Dương Thanh và con Chí Trình bị giăc giết.
   Năm 905. Khúc Thừa DụHồng Châu (nay là Hải Dương), nhân nhà Đường suy, bọn Đô hộ tranh giành nhau, đã khởi nghĩa, đánh đuổi Đô hộ, chiếm Đại La, dựng nền tự chủ.
Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết Độ sứ, nhà Đường buộc phải thừa nhận, phong chức cho họ Khúc cai quản làm chủ đất Việt.
     Mốc mở đầu nền độc lập tự chủ sau 1000 năm Bắc thuộc.
   Năm 907. Khúc Thừa Dụ mất, con Khúc Hạo lên thay. Hậu Lương (Chu Ôn lật đổ Đường lập ra) buộc phải công nhận. Khúc Hạo chia đặt lại lộ, phủ, châu, giáp, xã, chú trọng cấp cơ sở. Giáp đặt ra quản giáp và phó tri giáp. Xã đặt ra chánh và tá (phó) lệnh trưởng. Khúc Hạo tuyên bố “Bình quân thuế ruộng, tha bó lực dịch”, lập sổ kê khai họ tên quê quán từng người giao cho giáp trưởng trông coi, “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được an vui”. Khúc Hạo, nhà cải cách đầu tiên  trong lịch sử nước ta.
   Năm 917. Khúc Hạo mất, con Khúc Thừa Mỹ lên thay nắm quyền được 13 năm.
   Năm 930. Nhà Hán đánh Đại La. Khúc Thừa Mỹ bị bắt sang Trung quốc. Nam Hán chiếm Đại La, cử Lý Tiến cùng Lương Khắc Trinh cai quản Giao Châu. Sự nghiệp họ Khúc 25 năm.
   Năm 931. Dương Đình Nghệ, tướng họ Khúc, ở Dương Xá, Châu ái (Thiệu Dương Đông Sơn) lui về quê chiêu tập hơn 3000 “con nuôi” trong nhà luyện tập võ nghệ, đánh chiếm Đại La, giết Lương Khắc Trình, đuổi Lý Tiến, đánh tan quân cứu viện  Trình Bảo. Dương Đình Nghệ tiếp sự nghiệp làm chủ đất nước (6 năm)
   Năm 937. Kiều Công TiễnChâu Phong (Sơn Tây, Vính Phúc, Phú Thọ), nha tướng của Dương Đình Nghệ, giết chủ, đoạt chức Tiết độ sứ 1 năm.
   Năm 938. Ngô Quyền, ở Đường Lâm, Sơn Tây, con rể Dương Đình Nghệ, người coi giữ châu Ái, đem quân ra trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán. Mượn cớ, Nam Hán cho con Hoằng Thao đem thuỷ quân xâm lược nước ta và đích thân cầm quân ở Hải Môn (Bác Bạch, Quảng Đông) sẵn sàng tiếp ứng. Giết chết tên Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc Bạch Đằng, đánh tan quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao, kết thúc hoàn toàn ách đô hộ Phương Bắc, mở kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc.
THỜI KÌ ĐẦU ĐỘC LẬP : NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ
    Năm 939. Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa, cắt đặt quan chức văn võ, quy định nghi thức trong triều, mở đầu triều Ngô, sử gọi  Tiền Ngô Vương (5 năm). 944, Ngô Quyền mất, con-Ngô Xương Ngập còn nhỏ, di chúc giao Dương Tam Kha (em vợ) giúp ấu chúa, nhưng Tam Kha cướp ngôi, xưng Bình Vương (5 năm). Xương Ngập trốn. 950, Ngô Xương Văn, con thứ Ngô Quyền đem quân đánh truất Tam Kha, giáng làm Chương Dương công, ban thực ấp ở xã Chương Dương Thường Tín. 951, Ngô Xương Văn lên ngôi, xưng là Nam Tấn Vương, đón Xương Ngập về cùng coi chính sự. Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương, sử gọi là Hậu Ngô Vương (15 năm).
    Năm 966. Loạn 12 sứ quân, Xương Ngập, Xương Văn xung đột. 965, Xương Văn chết trong trận đánh dẹp ở Thái Bình (Ba Vì). Lợi dụng Ngô suy yếu, thổ hào địa phương nổi dậy, hùng cứ các nơi, xây thành đắp luỹ đánh chiếm lẫn nhau. Sử gọi là “loạn 12 sứ quân”.
   Năm  968. Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng Ninh Bình, con Đinh Công Trứ, nha tướng Dương Đình Nghệ, đã hàng phục, đánh bại các sứ quân, xưng Vạn Thắng Vương. Sau khi thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sử gọi Đinh Tiên Hoàng. Triều đình đầu tiên tổ chức quy mô, bề thế, đặt phẩm cấp cho quan văn võ, ban tước hiệu Thái sư cho nhà sư Ngô Chân Lưu, tặng Lục đạo sĩ cho Trương Ma Ni, Sùng Chân uy nghi cho Đặng Huyền Quang, bắt đầu có quan hệ bàng giao sứ thần đi lại với nhà Tống. Chia nước làm 10 đạo. Tổ chức đội quân thành các quân, lữ, tốt, ngũ…
   Năm 979, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở Cấm Đình. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm, thọ 56 tuổi. Triều thần đưa Vệ Vương Đinh Toàn nối ngôi. Dương Vân Nga, 1 trong 5 vợ của Đinh Tiên Hoàng được làm Hoàng Thái Hậu. Lê Hoàn nhiếp chính, xưng là Phó Vương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp nổi binh chống Lê Hoàn gọi là bảo vệ vua Đinh nhỏ tuổi nhưng đều bị giết. Ngô Nhật Khánh (sứ quân họ Ngô) được Đinh dùng, gả con gái, nhưng vẫn oán. Nhân nhà Đinh rối loạn, đem quân Chiêm đi đường biển về đánh, nhưng thuyền bị bão chìm ở cửa Đại ác, quân Chêm phải rút.
   Năm 980. Lê Hoàn lên ngôi đặt niên hiệu Thiên Phúc: Vua Tống biết  Hoa Lư rối loạn, cử đại quân chia làm 2 đường thuỷ bộ đánh nước ta, Dương Vân Nga trao quyền tổ chức kháng chiến cho Lê Hoàn, phong Phạm Cự Lang em Phạm Hạp làm Đại tướng quân. Tướng lĩnh, đứng đầu là Phạm Cự Lang cùng nhau tôn Lê Hoàn lên làm vua. Dương Thái Hậu thấy vậy liền sai lấy áo long cổn của Đinh Tiên Hoàng khoác lên mình Lê Hoàn, trao ngôi vua cho ông tức Lê Đại Hành, 25 năm.
   Năm 981, Lê Hoàn phá tan quân thuỷ của Lưu Trừng ở Bạch Đằng, thắng Bình Lỗ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, phá tan quân ở Tây Kết, đuổi tướng Trần Khâm Tộ chạy dài, bắt tướng Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện. Tống đại bại phải bãi binh
   Năm 1005. Lê Đại Hành mất, con tranh nhau ngôi. Lê Long Đĩnh, tàn bạo đa dâm, bị trĩ giành được nằm coi triều, là Lê Ngoạ Triều, mất năm 1009, Lí Công Uẩn được tôn vua, hiệu Thuận Thiên.
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (1009 – 1225)
          Lý Thái Tổ (1009 – 1028), thọ 54 tuổi, ở ngôi 19 năm, tức Lý Công Uẩn sinh 8/3 Giáp Tuất (974), mẹ họ Phạm, người làng Cổ Pháp (Đình Bảng), 3 tuổi làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn chùa Cổ Pháp, từ đó mang họ Lý, nhà sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy từ bé, tham gia cầm quân dưới thời Lê Đạii Hạnh, 1005 triều Long Đĩnh giữ chức Tứ Sương quân phó chỉ huy sứ, rồi Điện tiền chỉ huy sứ, là người sáng suốt.
   Năm 1010. Dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đổi thành Thăng Long, xây kinh đô có quy mô lớn: dựng điện Kiền Nguyên thiết triều, 2 bên có điện Tập Hiền, điện Giảng Võ, điện Long An, Long Thuỵ làm nơi vua nghỉ ngơi, 2 cung Thuý Hoa, Long Thuỵ cho phi tần ở, mở 4 cửa thành : Tường Phù, Quảng Phúc, Đại Hưng, Diệu Đức. Phát hơn 2 vạn quan tiền dựng các chùa Hưng Thiên, Vạn Tuế, Thái Thanh trong Thành Thăng Long, các chùa Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Uy, Long Hưng, Thánh Thọ, Thiên Quang và Thiên Đức. Đổi 10 đạo ra 12 lộ, ái Châu, Hoan Châu gọi là trại. Lý Thái Tổ mở đầu thời kỳ phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá. Năm 1028, Lý Thái Tổ mất.
          Lý Thái Tông (1028 – 1054), thọ 55 tuổi ở ngôi 27 năm
   Năm 1028. Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức Lý Thái Tông niên hiệu Thiên thành. Lý Thái Tông ban hành luật Hình thư, 3 tập 1042, xử kiện thuận lợi, văn luật đầu tiên nước ta. 1049 xây chùa phía tây thành Thăng Long theo giấc chiêm bao thấy Phật bà Quan âm ngồi trên toà sen. Chùa dựng trên cột đá giữa hồ, vào lễ hội, các sư đi quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu, gọi là Diên Hựu. 1054 Lý Thái tông mất.
          Lý Thánh Tông (1054 – 1072), thọ 50 tuổi ở ngôi 17 năm
   Năm 1054. Thái tử Nhật Tôn lên ngôi, tức Lý Thánh Tông, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình, tên nước là Đại Việt. 1056, Dựng chùa Sùng Khánh phường Báo Thiên (khu nhà thờ lớn ngày nay), xuất 12000 cân đồng (2254 kg) đúc chuông, Lý Thánh Tông làm bài minh khắc vào chuông. 1057, xây tháp Đại Thắng tư thiên (Báo Thiên) gồm 12 tầng, 80m. 1066, tuổi 40 vẫn chưa có Hoàng tử, Thánh Tông  cầu đảo chùa trong cả nước, lần về Dương Xá Gia Lâm xem hội và cầu tự, gặp người con gái quê hái dâu và hát, vua rất mến yêu, đem về triều phong ỷ Lan phu nhân. sinh thái tử Càn Đức, ỷ Lan làm Thần Phi. 1069, Chiêm Thành quấy rối phía Nam, Thánh Tông giao ỷ Lan trông việc nước, cùng Thường Kiệt cho quân đánh thành Phật Thệ (Vijaya) bắt Chế Củ vua Chiêm cùng 6 vạn quân. Chế Củ dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chánh (Bình Trị Thiên) để xin về nước. 1070, Thánh Tông cho lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Nha Tử, Tăng Tử, vẽ hình thất thập nhị hiền (72) của Khổng Tử bày thờ ở Văn miếu, bốn mùa tế lễ. Sai Hoàng Tử tới học ở Văn Miếu, trung tâm Khổng giáo đầu tiên xây dựng ở Việt Nam. 1072 Lý Thánh Tông mất
         Lý Nhân Tông (1072 – 1127), thọ 63 tuổi, ở ngôi 56 năm
   Năm 1072. Thái tử Càn Đức 7 tuổi nối ngôi tức Lý Nhân Tông, hiệu Thái Ninh. 1075, mở khoa thi - Minh kinh bác sỹ và thi nho học tam trường. Hơn 10 người trúng, Lê Văn Thịnh đỗ đầu. Tháng 11 năm ất Mão, theo chiến thuật “tiên phát chế nhân” (tiến công trước kiềm chế giặc) của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt tiến đánh căn cứ quân Tống ở các châu Khâm, Liêm, các tướng là tù trưởng dân tộc miền núi phía Bắc Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An tham dự. 1076, quân đội Triều Lý chiếm Ung Châu. Tháng 4/1076, Thường Kiệt rút quân về sau khi san phẳng sào huyệt giặc Tống, kèm theo bài “lộ bố” kể tội ác của nhà Tống với dân 2 nước và nghĩa vụ đánh giặc cứu dân 2 nước. Năm này, nhà Lý lập Quốc Tử Giám ở Thăng Long. 1077, đại quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến sang xâm lược có ước hẹn với Chiêm Thành, Chân Lạp phía Nam. Mùa Xuân, Thường Kiệt sai lập phòng tuyến Như Nguyệt (sông Cầu) vững chắc, quân Tống không thể vượt qua. Sau thời gian giằng co tiến thoái lưỡng nan, quân Tống mỏi mệt. Tại Như Nguyệt, Thường Kiệt cho đọc thơ “Nam quốc sơn hà” cổ vũ to lớn quân ta. Để mở đường cho giặc, Thường Kiệt cùng Triều Lý chủ động đàm phán cho giặc rút lui. Quân Tống buộc chấp nhận rút quân. Kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy kết thúc thắng lợi. 1080, Triều đình cho đúc chuông lớn chùa Diên Hựu, đúc xong đánh không kêu, bỏ ở ruộng có nhiều rùa gọi là chuông Quy Điền. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (thời Lý), tượng chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh (thời Trần) được coi là tứ đại khí (4 vật bằng đồng lớn nhất) của Đại Việt thơì Lý Trần. 1086, thi tuyển vào Hàn Lâm viện. Mạc Hiển Tích đỗ đầu được bổ Hàn Lâm học sỹ. 1103, tháng giêng chiếu vua trong ngoài kinh thành đắp đê, sắc vua đầu tiên đắp đê. 1105, Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi, sinh năm 1019 tại phường Thái Hoà, Thăng Long, tên lúc nhỏ Ngô Tuấn, con Ngô An Ngữ, võ quan cao cấp triều Lý, 3 tuổi bố mất, 17 tuổi mẹ mất, 22 tuổi (đời Lý Thái Tông), làm thị vệ hầu vua trong cung, nhanh chóng trở thành võ quan cao cấp đứng đầu triều, công lớn phá Tống, bình Chiêm, nhà chính trị tài giỏi, để lại “Nam quốc sơn hà” bất hủ, tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc..1108, đắp đê ở phường Cơ xá, Thăng Long, từ Yên Phụ đến Lương Yên. Lần đầu tiên đắp đê sông Hồng, lần thứ hai đắp đê cho Thăng Long. 1127 Lý Nhân Tông mất
           Lý Thần Tông (1127 – 1137), thọ 21 tuổi, ở ngôi 9 năm
   Năm 1127. Thái tử Dương Hoán (12 tuổi) lên ngôi, tức Lí Thần Tông. Năm 1137 Lý Thần tông mất
           Lý Anh Tông (1137 – 1175), thọ 41 tuổi, ở ngôi 39 năm
   Năm 1137. TháI tử Thiên Tộ 2 tuổi nối ngôi tức Lý Anh Tông, hiệu Thiệu Minh. 1149, thuyền buôn 3 nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông (Quảng Ninh) xin ở lại buôn bán. Vua Lý cho ở đảo Vân Đồn, thiết lập trang Vân Đồn, khu vực buôn bán ngoại thương đầu tiên của Đại Việt. 1171, vua Lý tổ chức cuộc đi tuần đường biển tìm biết dân, sông núi. 1172, vua Lý khảo sát biên giới, đảo biển, ghi chép địa lý, phong vật cùng hoạ đồ vẽ được trong cuốn sách nam bắc phiên giới địa. 1175 Lý Anh Tông mất
           Lý Cao Tông (1175 – 1210), thọ 38 tuổi, ở ngôi 35 năm
   Năm 1175. Thái tử Long Trát 3 tuổi lên ngôi, tức Lý Cao Tông. Mẹ Đỗ Thị được tôn Hoàng Thái Hậu. Tô Hiến Thành làm phụ chính đại thần. 1185, Tổ chức thi, 15 tuổi trở lên thông thi thư, được sung vào toà kinh diên cùng vua học tập. có 30 người đỗ, Bùi Quốc Khải (Hải Dương), Đặng Nghiêm (Thái Bình) đỗ đầu. 1194. Tổ chức thi tam giáo (Nho, Lão, Phật), cho người thi đỗ ra làm quan. 1197 Vua ra
chiếu cho con em các quan vào kinh học tập trung, đào tạo nhân tài. 1210 Lý Cao Tông mất.
           Lý Huệ Tông (1210 – 1224), ở ngôi 14 năm
   Năm 1210. Thái tử Sảm 16 tuổi lên ngôi, là Lý Huệ Tông, mẹ Đàm Thị tôn làm Hoàng Thái Hậu dự triều chính. Triều Lý suy yếu, nước loạn lạc, phía Bắc nhòm ngó, phía Nam Chiêm Thành lấn biên giới, có lúc vua bỏ kinh thành. Nhân lánh nạn ở Lưu Gia, Thái Tử Sảm lấy Trần Thị Dung, nhờ thế lực họ Trần dẹp loạn. Sau khi lên ngôi, Lý Huệ Tông đón Trần Thị Dung về cung phong Nguyên Phi, phong tước hầu cho Trần Tự Khánh anh vợ, cho Tô Trung Tự làm Thái Uý phụ chính. Họ Trần được trọng vọng. 1217, Trần Tự Khánh tăng cường quân đội, củng cố thực quyền. Lý Huệ Tông bị phong, chữa không khỏi, giao việc triều cho Trần Tự Khánh. 1224, Bệnh vua ngày càng nặng. Trần Thủ Độ, em họ Trần Thị Dung làm Điện tiền chỉ huy sứ, bảo vệ cấm thành, giữ mọi quyền hành nội cung. Lý Huệ Tông không con trai, công chúa Chiêu Thánh lên ngôi, hiệu Thiên chương Hưu đạo, tức Lý Chiêu Hoàng. 1225, Họ Trần nắm các chức vụ quan trọng trong cung. Trần Thủ Độ cho Trần Cảnh 8 tuổi vào cung làm Chánh thủ ngaỳ đêm hầu hạ Chiêu Hoàng 7 tuổi. Chiêu Hoàng sinh lòng yêu mến đùa nghịch trêu chọc Trần Cảnh. Nhân đấy, Thủ Độ dựng cuộc giao triều chinh bằng hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Triều Lý kết thúc, triều Trần bắt đầu.
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226 – 1399)
         Trần Thái Tông (Vua 28 năm :1226 – 1258, Thái Thượng hoàng19 năm :1258 – 1277)
   Năm 1226. Trần Cảnh làm vua, niên hiêụ Kiến Trung, phong Chiêu Hoàng làm Chiêu thánh Hoàng hậu. Trần Thủ Độ làm Thái sư, đôi Trần Thị Dung làm Thiên cực công chúa rồi gả cho Trần Thủ Độ. Con cháu Trần được phong tước khác nhau. 1230, cho khảo cứu luật lệ cũ, quy định thể lệ mới, soạn “Thống chế”, "Hình luật”, “Lễ nghi” triều đại mình, 20 quyển, ghi chép việc làm triều đại mình thành bộ “Quốc triều thường lệ” 10 quyển (mất trong chiến tranh chống Minh), tu bổ tôn tạo kinh thành Thăng Long, chia dân 2 bên tả hữu thành 61 phường, lập “Ty bình bạc” trông coi, đặt tứ sương quân canh giữ 4 cửa Hòang thành. 1232, mở khoa thi Thái học sinh, chia 3 bậc đỗ gọi là Tam giáp. 1236 Lập Quốc tử viện con em văn quan, tụng quan học, có quan Thượng thư trông coi. 1242, chia nước thành 12 lộ, đặt các chức An phủ sứ, Phó sứ, Trấn thủ trông coi, cơ sở đặt ra Đại, Tiểu tư xã, xã chính, xã sử, xã giám để quản lý, gọi chung là xã quan. Làm sổ dân đinh, định mức tô thuế.1248, đắp đê “Đỉnh nhĩ” (đê “Quai vạc”), từ Bạch Hạc, Việt Trì đến cửa sông Luộc, đặt chức Hà đê chánh, phó sứ trông coi, huy động mọi loại dân đắp đê, cả học sinh Quốc Tử giám, đền bù cho ruộng đất bị đắp đê. 1253, lập Quốc học viện, mở rộng đối tượng học, thờ Khổng Tử, Chu Công, Mạnh Tử. Cho nho sỹ cả nước đến giảng, học sách kinh điển nho giáo, lập Giảng võ đường đào tạo võ quan bảo vệ Triều đình, đất nước. 1257, Ngột Lương Hợp Thai, tướng Mông Cổ ở Vân Nam cho 3 vạn kỵ binh cùng nhiều bộ tướng giỏi theo đường sông Thao đánh nước ta. Trần Thái Tông đích thân cùng tứơng quân lên phía Bắc đánh giặc. Triêù thần, Hoàng gia, dân kinh thành rời Thăng Long về Hoàng Giang (Hà Nam Ninh) lánh giặc. 1258, quân Trần đánh giặc ở Bình Lệ Xuyên (Bình Xuyên, Tam Dương), bất lợi. Tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần) khuyên vua rút, bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội. Quân Mông Cổ chiếm Thăng Long bỏ trống. Quân Trần củng cố, tập hợp ở Thiên Mạc, Hoàng Giang. Ngày 29/1/1258, vua Trần và Thái tử Trần Hoảng đích thân chỉ huy phản công, tập kích giặc ở Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên) thu phục lại kinh thành. Quân Mông Cổ thua to, chạy về Qui Hoá (Tuyên Quang) bị quân của Hà Bổng (thủ lĩnh địa phương) chặn đánh, tổn thất, rút lui không dám cướp phá dọc đường. Ngày 5/2/1258 (mồng 1 tết) nhà Trần mở triều hội mừng thắng lơị và phong thưởng quân sỹ. 30/3/1258, Thái Tông nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng
        Trần Thánh Tông (Vua 20 năm:1258–1278, Thái Thượng hoàng 12 năm:1278–1290)
  Năm 1258. Thái tử Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. 1262, Thượng Hoàng Thái Tông về sống ở Thiên Trường (Nam Định, có phủ, cung điện, chùa tháp và các chức trông coi), định kỳ vua quan về yết kiến. 1264, Trần Thủ Độ mất, thọ 71 tuổi, ít học nhưng tài thao lược, nhiều thủ đoạn chính trị, người lập triều Trần, thẳng thắn, quyết đoán, linh hồn cuộc kháng chiến chống  Nguyên. 1272, Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký 30 quyển từ Triệu Đà đến Chiêu Hoàng, hiện bị mất. 1277, Trần Thái tông mất, thọ 60, khoan nhân đức độ, nhiều tài, xây nhà Trần vững mạnh. 1278 Trần Thánh Tông nhường ngôi làm Thái Thượng hoàng
        Trần Nhân Tông (Vua 15 năm :1278 – 1293,Thái Thượng Hoàng 15 năm :1293 – 1308)
   Năm 1278. Thái tử Khảm lên ngôi tức Trần Nhân Tông. Năm 1282, Hội nghị Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) bàn kế đánh giặc Nguyên đòi triều cống và doạ chiến tranh. Sau hội nghị, Trần Khánh Dư được phong Phó đô tướng quân, Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư. Trần Quốc Toản nhỏ tuổi tự lập đạo quân 1000 người đánh giặc. 1283, Tập trận lớn, Trần Quốc Tuấn được trao quyền Tiết chế (Tổng chỉ huy) quân đội. 1284, Hịch tướng sĩ văn Trần Quốc Tuấn ban bố trong duyệt binh, nhiều người thích “sát thát” lên cánh tay. Quốc Tuấn đưa đại quân lên phía Bắc, Phạm Ngũ Lão Chi Lăng, Trần Nhật Duật Tuyên Quang, Trần Văn Lộng Vĩnh Phúc, Trần Quang Khải Thanh Hoá. 1285, Hội nghị Diên Hồng, đầu năm Thượng Hoàng Trần Thánh Tông họp các bô lão tại thềm điện Diên Hồng Thăng Long để hỏi kế đánh giặc, tất cả một lòng xin đánh. Kháng chiến chống Nguyên vô cùng gian khổ. Dưới sự lãnh đạo của vua và Trần Hưng Đạo, sau nửa năm dân ta giành thắng lợi vẻ vang. Ngày 9/7/1285, Triều đình và quân đội về Thăng Long mừng chiến thắng. 1287, cuối năm quân Nguyên do Thoát Hoan (trên bộ), Trương Văn Hổ (bỉển) tiến đánh. 1288, Tháng 1, Trần Khánh Dư phá tan thuyền lương Trương Vân Hổ. Tháng 2, Thoát Hoan chiếm Thăng Long bỏ trống, sai Ô Mã Nhi đón thuyền lương đã bị ta đánh tan. Tháng 3, giặc phải bỏ Thăng Long về Vạn Kiếp, bị quân Trần áp sát tấn công đêm ngày. Tháng 4, giặc rút chạy, thuỷ quân theo sông Bach Đằng bị trận địa cọc. Ta thu 400 thuyền, bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ,..giết Trương Ngọc. Quân bộ Thoát Hoan cũng tổn thất nặng. 28-4-1288, vua và triều đình Trần chiến thắng trở về Thăng Long. 1290, Trần Thánh Tông mất, người có mặt 3 lần chống Nguyên, lo toan xây dựng bảo vệ Đại Việt hơn 30 năm. 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi, làm Thái Thượng Hoàng.
       Trần Anh Tông (Vua 21 năm :1293 – 1314,Thái Thượng Hoàng 6 năm :1314 – 1320)
   Năm 1293 Thái tử Thuyên lên ngôi, tức Trần Anh Tông. 1294, Trần Quang Khải mất, trụ cột nhà Trần nhiều năm, dòng dõi Hoàng gia, học hành chu đaó văn võ song toàn, chiến công hiển hách (Chương Dương 1285), nhà thơ của thời đại. 1295, Nhân Tông đi tu, một trong những người sáng lập Thiền phái Trúc lâm. 1300, Trần Quốc Tuấn mất, vai trò quan trọng trong chống Nguyên lần 1(1258), chủ soái 2 lần chống Nguyên 1285, 1288, nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lão luyện, sắp mất ông còn dặn vua “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Hưng Đạo sáng tác nhiều thiên cổ hùng văn :hịch tướng sĩ, Binh gia diệu lí yếu luận, Vạn Kiếp công bí truyền thư, chăm lo đào tạo nhân tài : Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Hán Siêu, Trần Thì Kiến..1304, Mở lại khoa thi, tổ chức 4 kỳ, chọn nhân tài, đỗ 44 thái học sinh, Mạc đĩnh Chi-Trạng Nguyên, Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi)-Hoàng Giáp, đặt lệ thưởng 3 người đỗ đầu. 1306, Nhân Tông sang chơi Chiêm Thành có hứa nên Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, Chế Mân đáp lại, dâng 2 châu Ô, Lý (Quảng Bình Trị) 1308, Nhân Tông mất ở Yên Tử, anh hùng 2 lần chống Nguyên 2,3. Là Thượng Hoàng vẫn lo việc nước tham gia triều chính, đặc biệt phòng thủ phía Bắc, đối phó phía Nam, nhà tư tưởng uyên bác, xây Thiền phái Trúc Lâm độc đáo. 1314, Anh Tông nhường ngôi, 1320 mất, 9 tháng sau táng ở Yên sinh (Quảng ninh), có tài thư, hội hoạ.
       Trần Minh Tông (1314–1329).
   Năm 1314 Thái tử Mạnh lên ngôi tức Trần Minh Tông.                       
       Trần Hiền Tông (1329 – 1341).
   Năm 1339. Nhà thiên văn Đặng Lộ, Sơn Minh, Sơn Nam
 (ứng Hoà) chế ra dụng cụ quan sát thiên văn là lung linh nghi. Dùng lịch “Hiệp Kỷ” thay lịch “Thụ Thì”
   Năm 1341, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn “Hoàng triều đại diễn”, “Hình thư”, điển lễ và hình luật thời đại, bị mất.
       Trần Dụ Tông (1341 – 1369)
   Năm 1357, Minh Tông mất, triều Trần bước vào suy yếu. Vương triều lục đục, quý tộc sa đoạ, quan lại tham nhũng, mất mùa đói kém, liên tiếp nổ ra nhiều khởi nghĩa.
                   Dương Nhật Lễ (1369 – 1370)                 Trần Nghệ Tông (1370 –1372)
                   Trần Duệ Tông (1372 –1377)                   Trần Phế Đế (1377 –1388)   
Trần Thuận Tông (1388 –1398)
   Năm 1395. Sau Thượng Hoàng Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly tăng cường sát hại tôn thất nhà Trần, quan lại nho sĩ, thâu tóm quyền, tiến hành 1 loạt cải cách nhằm cứu vãn sự sụp đổ của nhà Trần : Ban hành tiền giấy (1396), định phép hạn điền, hạn nô (1397), xây kinh đô và ép vua Trần đời đô vào Thanh Hoá (Tây Đô)-1397, lệnh cho chủ ruộng cắm thẻ tên mình, sung công ruộng không cắm thẻ 1398.
         Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)  
   Năm 1399. Hồ Quý Ly ép vua đi tu Đạo giáo ở quán Ngọc Thanh rồi tìm cách sát hại. Giữa năm này, Hồ Quý Ly tự xưng Hoàng đế. Nhà Hồ thay Nhà Trần   
VIỆT NAM THỜI NHÀ HỒ (1400 – 1407)
   Năm 1400. Hồ Quý Ly lên ngôi, đóng đô ở An Tôn (Thanh Hoá), đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Cùng năm mở khoa thi lấy 20 người có Nguyễn Trãi, chưa đầy năm, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con Hồ Hán Thương, làm  Thượng hoàng, gấp rút chuẩn bị kháng chiến
   Năm 1406, Nhà Minh cho đại quân tiến đánh nước ta. 1407, Kháng chiến nhà Hồ nhanh chóng thất bại, nhà Minh chiếm Đông Đô, Tây Đô, cuối cùng bắt Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và triều thần ở cửa biển Kỳ La (Hà Tĩnh). Nhà Minh đổi gọi nước ta là Giao Chỉ và chia cắt thành 12 phủ, 5 châu, đặt Ty Bố chánh, Ty án sát, đô Ty để cai trị và đồng hoá rất tàn bạo.
CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH (1408 – 1428)
   Kháng chiến hậu Trần : năm 1408. Nghĩa quân Giản Định đế Trần Ngỗi (con thứ Nghệ Tông) có Đặng Tất chỉ huy đã thắng lớn ở Bô Cô (gần Thị xã Ninh Bình), giết Lữ Nghị, Lưu Tuấn, tưóng giặc Mộc Thạnh chay thoát 1 mình về Cổ Lộng (ý Yên). Quân khởi nghĩa không đánh tiếp bỏ lỡ cơ hội. 1409, nghe lời gièm, Trần Ngỗi giết 2 tướng tài Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân. Các con Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị bỏ Trần Ngỗi, lập Trần Quý Khoảng (cháu Nghệ Tông) là Trùng Quang đế, tôn Trần Ngỗi Thượng Hoàng, chiến đấu 6 năm Quý Khoảng và tướng lĩnh bị bắt.
   Năm 1414, Kháng chiến Hậu Trần thất bại 
   Năm 1416. Lê Lợi cùng 18 thân tín tổ chức tế lễ trời đất ở Lũng Nhài, Thọ Xuân Thanh Hoá thề kết nghĩa anh em cùng nhau chống giặc Minh giải phóng đất nước. 1418, tháng giêng, Lê Lợi dưng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng Bình Đinh Vương. 1419, Giăc Minh thu hết sử sách từ đời Trần về trước đưa sang Kim Lăng, Trung Quốc. 1424, Theo tướng Nguyễn Chích, quân Lam Sơn đánh đồn Đa Căng, vây bức Trà Long (Trà Lân), mở vùng giải phóng về phía Nam. 1425, quân Lam Sơn đại phá ở Khả Lưu, Bổ Aí, vây hãm Nghệ An. Tháng 7, Trần Nguyên Hãn tiến vào Nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (Quảng Bình, Trị). 1426, Quân Lam Sơn tiếp vây thành Nghệ An, tiến ra giải phóng ngoại vi và vây thành Đông Quan. Chiến thắng Ninh Kiều (Chương Mỹ), cầu Nhân Mục, cầu Xa Lộc (Phong Châu), Tốt Động, Chúc Động (Hà Tây). Cuối năm, đánh phá các thành trì phía Bắc : Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Khâu Ôn. 1427, Quân Lam Sơn chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang diệt 20 vạn viện binh do Liễu Thăng, Mộc Thạnh chỉ huy. Vương Thông ở Đông Quan xin đầu hàng. Ngày 10-12-1427 Hội thề Đông Quan, quân Minh xin rút. 29-12-1427, 10 vạn hàng binh giặc rút khỏi nước ta, kết thúc 10 năm chiến đấu của quân Lam Sơn.  
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
         Lê Thái Tổ (1428-1433).
   Năm 1428, Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi soạn "Bình Ngô đại cáo", tuyên ngôn độc lập thứ 2. Lê Lợi lên ngôi ở Đông Đô, tức Lê Thái Tổ, quốc hiệu Đại Việt, niên hiệu Thuận Thiên 1430, Đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô làm Tây Kinh. 1433, Lê Thái Tổ mất. Sinh 10/9/1358 tại Chủ Sơn, Lôi Dương (nay là Xuân Thắng, Thọ Xuân), lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm thắng lợi, lên ngôi vua, 6 năm trị vì ban hành nhiều chính sách xây dựng lại đất nước Đại Việt mạnh đương thời. Thái tử Nguyên Long nối ngôi, tức Lê Thái Tông.
          Lê Thái Tông (1433-1442).
   Năm 1442, tháng 8, Thái Tông đi tuần miền Đông, đến trại Vải (Gia Lương) cảm đột ngột và mất, đưa về kinh phát tang. Thái Tử Bang Cơ 14 tháng nối ngôi, tức Lê Nhân Tông. Nguyễn Trãi bị gian thần vu tội cùng vợ bé Nguyễn Thị Lộ giết vua nên 19-9-1442 bị tru di tam tộc. 
          Lê Nhân Tông (1442-1459).
   Năm 1455, Phan Phu Tiên viết Đại Việt sử ký từ Trần Cảnh đến Lê Lợi.
          Lê Nghi Dân (1459-1460).
   Năm 1460, Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết phản nghịch Phạm Đồn Phan Ban, truất ngôi Nghi Dân, lập Lê Tư Thành lên ngôi tức Lê Thánh Tông
          Lê Thánh Tông (1460-1497).
   Năm 1464, Lê Thánh Tông rửa oan, truy phong Nguyễn Trãi Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, bổ dụng con trai còn sót Anh Vũ làm đồng Tri Châu, cấp 100 mẫu ruộng làm tự điền. 1471, Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành ở Hó Châu thắng lợi, đổi đất Chiêm mới chiếm được thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa, 1479, Ngô Sỹ Liên dâng "Đại Việt sử ký toàn thư"15 quyển, từ Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ. 1483, vua sai soạn sách "Thiên Nam dư hạ tập" 100 quyển có bộ luật Hồng Đức nổi tiếng. 1490, lập Hồng Đức bản đồ cả nước 3 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường.
    Năm 1497, Thánh Tông mất, trị vì  36 năm, nhiều chính sách dẫn Đại Việt thành quốc gia cường thịnh, bậc minh quân trong Lịch sử quân chủ Việt Nam, Hoàng tử Tranh nối ngôi tức Lê Hiến Tông
         Lê Hiến Tông (1497-1504) 
   Bảy năm trị vì thì mất, Thái Tử Thuần nối ngôi, tức Lê Túc Tông
         Lê Túc Tông (1504) 
   Lên ngôI 2 tháng thì mất, thái tử Tuấn, anh Túc Tông lên - Lê Uy mục
         Lê Uy Mục (1505-1509) 
   Năm 1509, Giản Tu công Lê Oanh được tôn minh chủ lật đổ Uy Mục tàn ác.
   Năm 1510, Uy Mục bị bắt, bị ép uống thuốc độc chết, Lê Oanh lên ngôi, tức Tương Dực                                                
         Lê Tương Dực (1510-1516)
   Năm 1511, Vũ Quỳnh (Hải Dương) soạn Đại Việt thông giám 25 quyển, từ Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ. 1512, Tương Dực xây cung điện hơn trăm nóc và cửu trùng đài ở Thăng Long tốn lớn người của, hoàn thành chẳng bao lâu, bị quân khởi nghĩa Trần Cảo thiêu huỷ cùng với Tương Dực. Triều Lê hỗn loạn. Mạc Đăng Dung, thâu tóm quyền hành truất Lê, lập Mạc
         Lê Chiêu Tông     (1516-1522)
CÁC TRIỀU VUA LÊ MẠT TỒN TẠI CÙNG THỜI MẠC, TRỊNH NGUYỄN
                                    Lê Cung Hoàng  (1522-1527)              Lê Trang Tông        (1533-1548)
                                    Lê Trung Tông    (1548-1556)              Lê Anh Tông           (1556-1573)
                                    Lê Thế Tông       (1573-1599)              Lê Kính Tông          (1599-1619)
                                    Lê Thần Tông     (1619-1643)              Lê Chân Tông         (1643-1649)
                                    Lê Thần Tông     (1649-1662)              Lê Huyền Tông       (1662-1671)
                                    Lê Gia Tông        (1671-1675)              Lê Hy Tông             (1675-1705)
                                    Lê Dụ Tông         (1705-1729)              Lê Đế Duy Phường (1729-1732)
                                    Lê Thuần Tông   (1732-1735)                Ý  Tông              (1735-1740)
                                    Lê Hiển Tông      (1740-1786)                Chiêu  Thống     (1786-1788)
ĐẠI VIỆT THỜI MẠC VÀ NAM BẮC TRIỀU LÊ - MẠC (1527 - 1600)
   Năm 1527, giết Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung tự xưng vua, đổi niên hiệu Minh Đức
   Năm 1530, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Đại chính
   Năm 1533, Ignatio (phương Tây) lén lút đến Ninh Cường, Quần Anh, Nam Châu (Hải Hậu) truyền đạo Gia Tô. Nguyễn Kim đưa người con Lê Ninh của Lê Chiêu Tông lên ngôi Lê Trang Tông ở biên giới Lào, hình thành "Nam-Bắc triều". Từ Ninh Bình ra, Mạc quản lí. phía trong, Lê Trang Tông quản lí.
      Nam Bắc triều Lê-Mạc 60 năm    
   Năm 1545, Nguyễn Kim đi đánh Mạc bi đầu độc ở Yên Mô, con rế Trinh Kiểm thay, làm tiết chế, được phong Thi sư. 1558, Trinh Kiểm hãm hại con Nguyễn Kim, thâu tóm quyền hành. Nguyễn Hoàng, con Nguyễn Kim xin trấn trị Thuận Hoá, lập bản doanh ở Ái Tử. 1592, Trịnh Tùng chiếm Thăng Long, bắt Mạc Mậu Hợp ở Kinh Bắc về hành hình. 1593, Lê Thế Tông từ Thanh Hoá ra Thăng Long, đại xá, thưởng công phù Lê diệt Mạc. 1597, Phùng Khắc Khoan, Thach Thất, sứ Trung Quốc về cùng tập thơ Mai linh sứ hoa. 1599, Trịnh Tùng tự lập Đô Nguyên soái Tổng quốc chính thượng phụ An Bình Vương, mở phủ chúa riêng, đặt quan chức, phong tước riêng. 1600, Nguyễn Hoàng sau diệt Mac, vào Thuận Hoá, chống Lê-Trịnh
NƯỚC VIỆT THỜI LÊ - TRỊNH - NGUYỄN – TÂY SƠN (1601 - 1801)
     Đàng Trong 1601, Chúa Nguyễn dưng chùa Thiên Mụ ở Hà Khê, Hương Trà. 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành xâm lấn biên giới, lấy đất Phú Yên. 1613, Nguyễn Phúc Nguyên thay Nguyễn Hoàng chết. Phùng Khắc Khoan mất, để lai Phùng công thi tâp (Hán) và Phu nhập đào nguyên (Nôm). Công ty Đông Ấn Hà Lan cho thuyền buôn cả trong, ngoài chưa kết quả. Peacok, thương gia Anh, cho thuyền cập cảng Hội An, dâng Phúc Nguyên tặng vât của Quốc Vương Anh. 1614, Jean de Lacroix (Bồ) giúp Phúc Nguyên trông coi một xưởng đúc súng. 1615, Giáo sĩ Bồ, phiên âm tiếng Viêt theo La tinh thành quốc ngữ.
    Đàng Ngoài 1616, Thương gia Anh đến buôn bán, bị người Hà Lan cạnh tranh, ít kết quả
    Đàng Trong 1617, Phúc Nguyên mời công ty Đông Âns Hà Lan ở Malacca buôn bán. 1618, Ngưừi Bồ đến Hội An buôn bán. 1621, có hơn 200 tín đồ Gia Tô, 2 linh mục dịch Kinh thánh ra Viêt. 1624, Phúc Nguyên gửi toàn quyền Hà Lan ở Inđô thư, tặng vât mời buôn bán. Linh muc Rhodes+6 giáo sĩ dòngTên đến
    Năm 1627, Chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ. Rhodes đến Đông Kinh (Hà Nội), được hiệu Mậu Tàì cho mượn ngôi nhà gạch buôn bán và truyền đạo. 1628, Đông Kinh đã có 7 giáo khu Gia Tô, kinh thánh được giáo sĩ dịch ra tiếng Việt. 1630, Rhodes bi chúa Trịnh trục xuất khỏi Đàng Ngoài.
    Đàng Trong 1633, 2 tầu Hà Lan từ thủ đô Inđô đến Hội An buôn bán. 1634, Thương gia Hà Lan chở hàng từ Batavia đến Faifô (Hội An). Phúc Nguyên cấm truyền đạo. 1635, Phúc Nguyên chết, con Phúc Lan thay, thư cho lái buôn Nhật Shirjio không đem đến đàng Ngoài diêm sinh, đồ đồng, súng đạn.
    Đàng Ngoài 1637, Hartsing chỉ huy tàu Kegrol chở hàng đến tặng Trịnh Tráng 2 đại bác. Trịnh Tráng cho mở thương quán ở Phố Hiến. Lê Thần Tông nhờ công ty Đông Âns Hà Lan ở Batavia giúp chống Đàng Trong. Đậu Hà Lan bắt đầu trồng ở Phố Hiến. Chúa Nguyễn cũng vui lòng cho người Hà Lan buôn bán. 1639, Lê Thần Tông cho 2 sứ giả đi Batavia cầu viện Hà Lan chống Nguyễn. Trịnh Tráng viết thư, tặng vật cho chủ thương quán Hà Lan ở Đài Loan cầu thân và mời buôn bán.
    Đàng Trong 1640, Phúc Lan tịch thu của Công ty Đông Âns 2 tầu 18 đại bác, hàng hoá, 82 thuỷ thủ.1641, Mùa hè, Đàng Trong hạn, chết đói nhiều, thương nhân Hà Lan đóng cửa thương điếm Hội An.
    Đàng Ngoài 1541 Trịnh yêu cầu toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan bán vũ khí, Hà Lan giúp Trịnh.
    Đàng Trong 1642, Thuỷ thủ 2 tầu Hà Lan đắm ở cù lao Chàm được Phúc Lan thả, bi tàu Bồ giết 1 số. Công ty Đông Âns không biết đem tầu đánh Nguyễn nhưng thua. Người Hà Lan trả thù, đổ bộ lên Đà Nẵng giết chết một số thường dân rồi ra Đàng Ngoài chống Nguyễn ra mặt.
    Đàng ngoài 1643, Trịnh Tráng đưa vua Lê Thần Tông đánh Nguyễn bị thua. Ba tầu Hà Lan giúp Trịnh Tráng đánh Nguyễn ở sông Gianh, 1 bị huỷ, 2 bị hỏng phải chạy ra Ngoài. Nguyễn Phúc Tần và Tôn Thất Trung đánh đắm 1 tàu ở cửa Hoàn Hải (cửa Môn). 1645, cấm đạo gắt gao, Rhodes bị trục xuất, chạy sang Ma Cao, Batavia rồi về Rôm, mang theo nhiều bản đồ được vẽ tỷ mỷ chi tiết, soạn từ điển Bồ-Viêt-La tinh, đề nghị Hoàng đế Pháp chiếm lấy Việt Nam, nhắc công sứ không để vắng mục sư trong Chiên lành. 1647, Tháng 6 âm lich, Trịnh Tráng cho quân sang đóng giữ Liêm Châu, Ngô Châu, Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, Tú Minh, Tú An (Quảng Đông) nhằm giành lại đất Đại Việt xưa. Quân Mãn Châu tới can thiệp, quân nhà Trịnh phải rút về. 1650, Trịnh cho phép tầu Pháp, Ys, Bồ, Hà Lan, Nhật tới Hà Nội buôn bán được trú các làng ở Thanh Trì, Khuyến Lương. 1651, Tháng 2 Âm lịch, nhà Minh bị quân Mãn Châu (Thanh) đuổi đánh chạy xuống Nam Ninh (Quảng Tây), cử người sang cầu cứu. Lê-Trịnh cho quân và lương sang giúp
     Đàng Trong. Toàn quyền Hà Lan ở Batavia muốn trở lai buôn bán, cử sứ giả sang thương nghị. Phúc Tần cũng muốn giao hảo, đã ký hoà ước, nhấn mạnh buôn bán : Điều 3 : công ty Đông Âns được tư do buôn bán miễn thuế. Sứ thần Hôị An có thể chọn 1 miếng đất dựng nhà cho người ở lại. Điều 9 : Tàu thuyền Hà Lan không phải khám, miễn thuế ra vào. Sứ thần sẽ chú ý hàng hoá Phúc Tần muốn tầu mang đến. Hàng hoá đó sẽ được đổi bằng bạc hoăc lấy hàng. Hoà ước này chưa thấy được thii hành. 
    Đàng Ngoài 1659, nhà thờ Thiên chúa đã nhiều : Nghệ An-76, Sơn Nam-183, Hải Dương-37, Kinh Bắc-15, Thanh Hoá-20, Sơn Tây-10. 1663, Lê-Trịnh cấm người trong nước theo đạo Gia Tô.
    Đàng Trong. 1664, chúa Nguyễn cấm đao Gia Tô, giáo dân đã đến 10 vạn. 1669, Phúc Tần cho xây phủ ở Phú Xuân (Huế hiên nay). Tầu Pháp đầu tiên đến, chở theo giáo sĩ bí mật truyền đạo, khai là Công Ty Đông Âns Pháp đến xin thông thương, sau đó được phép mở thương quán ở Phố Hiến.
    Đàng Ngoài 1672, tháng chạp âm lịch, Trịnh Tác đem 18 vạn quân đánh Phúc Tần ở Bố Chánh bị thua, sau trận cuối này, lấy sông Gianh làm ranh giới. Công Ty Đông Âns-Anh cho tầu từ Giava đến xin Lê Trang Tông và được buôn bán ở Phố Hiến, Kẻ Chợ.
    Đàng Trong 1679, Phúc Tần cho 3000 quân của Dương Ngạn Đich, Hoàng Tiến, Trần Thăng Tài (tướng cũ nhà Minh) xin trú ngu, được ở Đông Phố (Đồng Nai) khai hoang và buôn bán.
    Đàng Ngoài 1680, Trịnh Tac sửa chùa Trấn Quốc, đúc tượng Trấn Vũ cao 3 thước 2 nặng 6000 cân. Lê Hy soạn Sử ký tuc biên 10 quyển. 1682, Tầu Saint Joseph đến, mang theo thư của Hoàng đế Pháp Louis XIV, Trịnh Cán hoan nghênh gửi thư và tặng vật.
    Đàng Trong 1686, Công Ty Đông ấn-Pháp sai Veret tới tìm lập thương quán, thấy Côn Đảo thuận đã đề nghị vua Pháp chiếm lấy, sẽ có lợi như 2 eo biển Son de, Malacca.
    Đàng Ngoài. 1694, Lái buôn Anh bỏ hiệu buôn vì lãi ít. 1696, Trịnh Căn cấm truyền đạo và theo đạo, huỷ bỏ kinh thánh, bắt Hoa kiều nhập quốc tịch Việt, nói tiếng Việt, theo tục Việt. 1697, Người Anh đóng thương quán ở Kẻ Chợ, xuống tầu Mary Bower sang Âns Độ.
    Đàng Trong. 1698, Chúa Nguyễn lấy Đông Phó làm phủ Gia Định, Đồng Nai làm huyện PhướcLong, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt doanh Trấn Biên, dựng doanh Phiên Trấn. Sài gòn được thành lập từ đây. 1699, Nguyễn Phúc Chu cũng cấm đạo Gia Tô và trục xuất giáo sĩ Phương Tây.
    Đàng Ngòaì 1700, Người Hà Lan cũng bỏ thương quán Phố Hiến.
    Đàng Trong. 1701, Tháng 8 âm lịch, Công Ty Đông Âns-Anh trắng trợn đem 200 lính chiếm Côn Đảo. 1703, Dân Côn đảo cùng lính Mã lai có trấn thủ Trấn Biên Trương Phúc Phan phối hợp diệt quân Anh. 1708, Tháng 8 âm lịch Mạc Cửu dùng dân lưu vong khai hoang lập 7 thôn xã ở Hà Tiên, phục Nguyễn, được làm Thống binh Hà Tiên. Hà Tiên đón thuyền buôn Trung Quốc, Chân Lạp, Xiêm, Gia va
    Đàng Ngoài. 1714, tháng 6 âm lịch làng Liễu Chàng dâng sách "nam dược thần diệu" Tuệ Tĩnh (Nghĩa Phú, Cẩm Giàng) lên Trịnh Cương. Tuệ Tĩnh còn có "Hồng nghĩa giác y thư" và giải cứu sách "Thiền công khoá hư lục' của Trần Nhân Tông. 1718, thi Hội lấy đỗ tiến sỹ 7 người có Trần Cảnh (1683--1737) làm Lễ bộ thượng thư, quê Điền Trì tổng Đột Lĩnh Hải Dương, nhà nông học hiểu binh pháp, viết "Minh nông phả" về thời tiết và nghề nông được Trịnh trọng dụng. 1720, Công ty Đông Âns Anh bãi bỏ thương điếm rút hết nhân viên, quan hệ cầm chừng. 1725, Quy hoạch lại thuỷ lợi các xã, cho bán chức tương thân (nhân viên tài chính), xã trưởng, một số xã có đến 15, 16 tương thân và 20 xã trưởng.
     Đàng Trong. 1733, Tháng giêng cho đặt đồng hồ Tây ở các dinh và các đồn trấn dọc biển. 1736, phong Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) làm đô đốc Hà Tiên, mở cục đúc tiền và phố chợ, đón thuyền buôn tấp nập. Mạc Thiên Tứ lập nhóm "Hà Tiên nhập vịnh" làm thơ văn xướng hoạ cảnh Hà Tiên.
    Đàng Ngoài. 1737, Trịnh Giang ăn chơi sa đoạ, xã hội rối ren, khởi nghĩa liên tiếp, mở đầu ở Tam Đảo do sư Nguyễn Dương Hùng cầm đầu, sau bị đàn áp. Lúc này giáo dân cả nước đã lên 250.000 người. 1738, Tôn thất nhà Lê -Duy Mật, Duy Qúi, Duy Chúc cùng Phạm Công Thế, Vũ Thước, Lại Tế Thế mưu khởi binh lật Trịnh, bị đàn áp. Lê Duy Mật chạy thoát vào tây Thanh Hoá tổ chức khởi nghĩa 32 năm rồi tự tử.
    Đàng Trong 1739, Tháng 1 ÂL được Xiêm giúp, Chân Lạp đánh Hà Tiên, bị Mạc Thiên Tứ đánh bại.
    Đàng Ngoài. Nguyễn Tuyển, cùng em Nguyễn Cừ, Ninh Xá Hải Dương khởi nghĩa. Vũ Trác Oánh ở Mộ Trạch Tập hợp nông dân khởi nghĩa tạo thanh thế lớn, đều bị đàn áp vào năm 1741. Ơr Sơn Nam Hoàng Công Chất nổi lên chống Lê Trịnh kéo dài 30 năm thể hiện sự đoàn kết dân xuôi ngược. 1739, Trịnh Doanh tuyển thêm ưu binh (lính Thanh Nghệ), thu diêm tiêu, lưu huỳnh chế vũ khí dẹp khởi nghĩa. Cùng năm ở Tam Đảo nổ ra khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương kéo dài 11 năm, bị Lê Trịnh tử hình. 1742, Tháng 4 âm lịch Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn khởi nghĩa mở rộng ra Hải Phòng Quảng Ninh, xưng "Đông Đạo Tổng quốc Bảo dân Đại tướng quân" lấy của nhà giàu, đánh thuyền phú thương chia cho dân nghèo, dân gọi là Quận He, đánh chiếm huyện lị Thanh Hà, khởi nghĩa kéo dài 9 năm thì bị Lê Trịnh tử hình.
    Đàng Trong. 1754, Tháng 7, đội Hoàng Sa (lập ở Quảng Ngãi 70 người, hàng năm tháng 3 ra đảo hái lượm hoá vật, tháng 8 về nộp) bị bão dạt vào hải phận Quỳnh Châu Trung Quốc, tổng đốc Quỳnh Châu hậu cấp cho về. Chúa Nguyễn sai viết thư cám ơn. 1765, Nguyễn Phúc Khoát mất, con Phúc Thuần 12 tuổi nối ngôi. Trương Phúc Loan Quốc phó, chuyên quyền, bạo ngược, quần thần và nhân dân rất căm ghét.
   năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi nghĩa, lập đồn ở Tây Sơn thượng (Gia Lai Kon Tum), Tây Sơn hạ (Nghĩa Bình) lấy danh đánh đổ Phúc Loan, lập Hoàng tôn Phúc Dương.    
   năm 1773, Tây sơn đánh Quy nhơn, Khắc Tuyên chạy, tiếp Quảng ngãi, Diên khánh, Bình thuận.
   Đàng Ngoài 1774 Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc đánh Phú Xuân, Phúc Thuần chạy về Quảng Nam.
   Tây sơn diệt Đàng Trong. 1775, đánh Quảng Nam lùng bắt Phúc Dương, tiếp đánh Trịnh ở Cẩm Sơn Quảng Nam, bị thua lui về Bến Vân, sau đó hoà hoãn Trịnh rút về Quy Nhơn, tiếp đánh chiếm Quy Nhơn của Nguyễn. 1776, Nguyễn Lữ đánh chiếm Sài Gòn, các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hổ. Phúc Thuần chạy về Bà Rịa Đồng Nai. Nguyễn Nhạc xây lại thành Đồ Bàn, tự xưng Tây Sơn Vương. Nguyễn Nhạc đánh bại tướng Trịnh cho quân từ Hải Vân vào cướp lúa của dân Quảng Nam. 1777, Nguyễn Huệ đánh Sài Gòn, Long Xuyên, giết Phúc Dương, Phúc Thuần. Quân Nguyễn chạy tan tác, khi Nguyễn Huệ rút về Quy Nhơn, tập hợp lại chiếm lại Sài Gòn. 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Thái Đức, thành Đồ Bàn làm thành hoàng đế, phong Nguyễn Lữ Tiết chế, Nguyễn Huệ Long nhương tướng quân.
    Năm 1780, Nguyễn Anhs trở lại Sài gòn xưng vương, quyết chí khôi phục sự nghiệp nhà Nguyễn 
    Năm 1782, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ dẫn chiến thuyền vào cửa biển Cần Giờ thu lại Gia Định. Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc, sau trở lại lấy Gia Định do anh em Nguyễn Nhạc về Quy Nhơn..
    Đàng Ngoài Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán nhỏ tuổi thay, mẹ là Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo nắm triều. Kiêu binh nổi loạn phế Trịnh Cán giết Đình Bảo, lập Trịnh Khải, con lớn Trịnh Sâm.
    Năm 1783, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tiến đánh Gia Định. Nguyễn Ánh chạy về Ba Giồng.
 Thuỷ quân Tây Sơn đuổi riết, Nguyễn Ánh chạy thoát ra Phú Quốc. Nguyễn Ánh trao con cả Cảnh 4 tuổi gửi làm con tin cho Bá Đa Lộc về Pháp cầu viện. 1784, Bốn lần bị đánh tan tac, Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm. Vua Xiêm Chất Trì cho quân vào giày xéo đất nứoc, chiếm Rạch Giá, Ba Thắc,Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Nguyễn Huệ cho đại binh vào đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút. Quân Xiêm đại bại, số còn rút chạy về theo đường núi. Chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
    Năm 1786, Nguyễn Huệ được làm tiết chế quân thuỷ bộ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Lữ đánh chiếm Phú Xuân, tướng Trịnh Hoàng Đình Thể tử trận, tiếp vượt sông Gianh với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", ngày 20/6 năm Bính Ngọ vào Thăng Long, Trịnh Khải chạy lên Vĩnh Phúc rồi bị bắt., lật đổ nền thống trị gần 200 năm của họ Trịnh. Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông ở điện Kính Thiên dâng số sách binh dân để tỏ nghĩa "phò Lê". Vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Sau ổn định, trao quyền cho vua Lê, Nguyễn Huệ về Phú Xuân. 1787, Nguyễn Huệ sai Phan Văn Lân, Ngô Văn Sở ra Nghệ An
hợp binh với Vũ Văn Nhậm để diệt Nguyễn Hữu Chỉnh kiêu căng đắc thắng lộng quyền.
    Nguyễn Ánh được Xiêm và người Bồ giúp sức trở lại Sài Gòn củng cố lực lượng. 28/11 âm lịch Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh ký với hoàng đế Pháp hiệp ước Verssailes dành nhiều đặc quyền cho Pháp buôn bán và quân sự, đổi lại Pháp cung cấp cho Nguyễn Ánh quân đội, tàu chiến, súng đạn đánh Tây Sơn. Tuy nhiên hiệp ước không được Pháp thực hiện đầy đủ. 
    năm 1788, Trừ được Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại lộng hành, mưu chống Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Được mật báo, Nguyễn Huệ ra Thăng Long giết Vũ Văn Nhậm. Ngô Văn Sở lên nắm quyền ở Bắc Hà. Nhiều quan lạI cũ nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch…đều ra giúp Nguyễn Huệ và đều có đóng góp lớn. Nguyễn Huệ rút vào Phú Xuân, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Tháng 10 âm lịch, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy ồ ạt sang xâm lược. 17/12/1788 Ngô Văn Sở tạm rời Thăng long về giữ Tam ĐIệp phòng thủ cả thuỷ bộ từ Trường Yên đến Biện Sơn. Quân Thanh vào chiếm Thăng long, Chiêu Thống và bè lũ trả thù dã man người theo và cộng tác với Tây Sơn.
   22-12-1788 (25-11 Mậu thân), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại Phú xuân, hiệu Quang Trung.
   26-12-1788 (29-11 Mậu thân), Quang Trung đích thân chỉ huy quân đến Nghệ An, tuyển thêm quân và duyệt binh kêu gọi tinh thần chiến đấu.  15-1-1789 (20-12 Mậu thân), đại quân đã tới Tam Điệp. Biết quân Thanh định ngày 6/1 âm lịch từ Thăng long xuất quân, Nguỹễn Huệ quyết định đánh tan quân Thanh trước ngày 6/1, cho quân lính ăn tết sớm và tuyên bố ngày 7/1 âm lịch vào Thăng long ăn tết khai hạ. Mồng 5/1 Kỷ dậu, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh ở Ngọc Hồi-Đống Đa, giải phóng Thăng Long. Ngày 7/1 quân dân Thăng Long ăn tết khai hạ như dự định của Quang Trung. Sau chiến thắng, Quang Trung uỷ nhiệm cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích phụ trách bang giao viới nhà Thanh, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân coi việc quân sự rồi đem quân về Phú Xuân. Được nho sĩ Bắc Hà giúp sức, triều Quang Trung đạt nhiều thành tựu ngoại giao, văn hoá, ổn định đời sống kinh tế xã hội đất nước.
    Năm 1790, Quang Trung cho Phạm Công Trị đóng giả mình cùng Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn đi sứ sang Thanh, quan Quảng Tây biết giả vẫn lờ. Càn Long đón tiếp sứ bộ long trọng. Quang Trung quyết tâm củng cố quân đội, thực lực đòi đất bị các triều Trung Quốc chiếm mất, yêu cầu nhà Thanh mở cửa Bình Nhi, Thuỷ Khâu, cửa ải Du Thôn để thương nhân buôn bán ở phố Mục Mã (Cao Bằng), Kỳ Lừa (Lạng Sơn). Quang Trung thực hiện thuế hợp lý, ruộng công tư đều nộp thuế theo 3 hạng, bỏ bớt phụ thu, chỉ giữ lại tiền thập vật, tiền khoán khố, tiền cước mễ…
    Năm 1792, Quang Trung kêu gọi dân Quảng Ngãi, Quy Nhơn ủng hộ tiêu diệt Nguyễn Ánh ở Gia Định, sai Vũ Văn Dũng đi sứ Trung Quốc cầu hôn công chúa nhà Thanh cho Quang Trung và đòi đất Lưỡng Quảng. Công việc tiến triển đang thuận phải bỏ dở vì Quang Trung từ trần 29/7 âm lịch, con Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi, hiệu Cảnh Thịnh. Quang Trung, nhà quân sự kiệt xuất, anh hùng dân tộc.
    Năm 1800, Triều Tây Sơn cho khắc in và phát hành "Đại việt sử ký tiền biên" Ngô Thì Sỹ biên soạn
    Năm 1801, Quang Toản nhỏ tuổi, đại thần họ ngoại chuyên quyền, nội bộ triều Tây Sơn lục đục. Nguyễn Ánh chiếm lại đất, tổ chức cuộc phản công quy mô lớn. Tháng 5 năm Tân Dậu, Nguyễn Ánh hạ được Phú Xuân, trả thù tàn bạo. Quang Toản phải rút quân và triều đình ra Bắc. Tháng 11 năm ấy, Quang Toản, Quang Hà chỉ huy 3 vạn quân vào tiếp ứng cho Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân đánh quân Nguyễn Ánh ở dinh Hà Trung, là trận đánh lớn cuối cùng của quân Tây Sơn nhưng bị thất bại.
    Năm 1802, Tháng 6 năm Nhâm Tuất, Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long, Quang Toản, Quang Duy, Quang Diệu chạy lên Kinh Bắc và bị giết hại. Nhà Tây Sơn đến đây kết thúc, Nguyễn Ánh lên ngôi vua hiệu Gia Long, thiết lập nền thống trị toàn lãnh thổ cả nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mâu.
NƯỚC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ 19   (1802 - 1858)
    Năm 1802. Nguyễn Ánh ổn định tình hình Bắc Hà: chiêu dụ cựu thần nhà Lê, thống nhất
đơn vị đo lường trong thu thuế, đặt các chức quan, tham khảo luật Hồng Đức, đặt điều lệ kiện tụng gồm 16 điều. 1803, cho đắp 7 đoạn đê sông Hồng, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thư ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập đội ra cai quản quần đảo Hoàng Sa. 1804, Gia Long tiếp Tề Bồ Sâm Trung Quốc đến đem sắc phong của vua Thanh cho Gia Long. Đặt quốc hiệu Việt Nam. Gia Long cho xây cung thành và Hoàng thành ở Huế. 1806, Gia Long lên ngôi vua ở điện Thái Hoà. Lê Quang Định soạn xong "thống nhất dư địa chí" 10 quyển,  1807, Làm xong sổ bộ tịch ở Bắc thành 23 phủ, 100 huyện, 848 tổng, 6280 xã, thôn, phường, trại, vạn, sách. Số đinh là 193.389 người. 1809, Đặt chức Đê chính ở Bắc thành lo việc đê điều, lần đầu tiên ban hành điều lệ đê chính 8 điều. Tháng 11 âm lịch, củng cố bộ máy nhà nước ở Trung ương, đặt chức thượng thư ở 6 bộ. 1811, cho soạn Quốc triều thực lục, lệnh cho dân nộp sách vở điển tịch, lịch sử nhà Lê và Tây Sơn.  1812, Cho soạn "Hoàng Việt luật lệ" gọi là luật Gia Long 22 quyển, 398 điều, Gia Long đích thân viết lời tựa. Sau luật Hồng Đức đây là bộ luật thứ 2 còn giữ được cho đến nay. 1815, Phạm Quảng An đẫn đầu đội Hoàng Sa ra đảo thăm dò đường biển, chính thức ban hành Luật. 1816, Tháng 3 âm lịch, thuỷ quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra đảo để thăm dò đường biển. 1817, Thuyền Ma Cao đậu ở Đà Nẵng dâng địa đồ quần đảo Hoàng Sa, vua Nguyễn thưởng 20 lạng bạc. Hai ông Nguyễn Đức Huyên, Đoàn Viết Nguyên soạn sách "Duyên hải lục" 2 quyển ghi tình hình bờ biển, cửa biển, thuỷ triều, nông sâu xa gần của 4 dinh, 15 trấn, 143 cửa biển với độ dài 5902 dặm (dặm=540 trượng= 540x5m) suốt từ Yên Quảng (Quảng Ninh) đến Hà Tiên. 1818, Cho phép thương nhân Ma Cao, Tây Dương (phương Tây) đến buôn bán ở Gia Định được nộp thuế bằng bạc ngoại quốc hoặc tiền. Cho phép Gia Định bán cho Chân Lạp bị đói 5000 hộc thóc. Cho phép người Thanh, Chân Lạp, Chà Và đến khai hoang lập phố ở phía sau bảo Châu Đốc. 1819, Dùng 900 dân công đào kênh Vĩnh Cù (Định Tường) thông sông Mỹ Tho gọi là sông Bảo Định. Dùng 5500 dân công Việt cùng 5000 dân công Chân Lạp đào sông Châu Đốc thông đến Hà Tiên gọi là sông Vĩnh Tế. Ngày 19/12 âm lịch 1819, Gia Long mất, thọ 58 tuổi ở ngôi 22 năm, có công khôi phục sáng lập nhà Nguyễn.
   Triều Minh Mệnh, 1820 Nguyễn Phúc Đởm nối ngôi, hiệu Minh Mệnh, quan tâm lịch sử, đặt
 cơ quan Quốc sử quán để biên soạn quốc sử. Trong năm, Trịnh Hoài Đức dâng sách 'Gia Định thông chí".  Nguyễn Du, hữu tham tri bộ Lễ mất, tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên và Hồng Sơn hiệp bộ, ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân Hà Tĩnh, sinh 3/1/1766, làm quan nhà Lê, sau làm quan triều Nguyễn, để lại rất nhiều tác phẩm như "Bắc hành thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Thanh hiên tiền hậu tập", "Văn tế thập loại chúng sinh".., nổi tiếng là "Đoạn trường tân thanh". Ông được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. 1821, Phan Bá Vành khởi nghĩa ở Trà Lũ (Hà Nam Ninh) kéo dài 6, 7 năm lan rộng đến Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, có lúc đến Sơn Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, triều Nguyễn phải đối phó nhiều năm. Cùng năm, lập Quốc Tử Giám ở kinh thành Huế. Phan Huy Chú dâng sách "Lịch triều hiến chương loại chí" 49 quyển, bộ sách khảo cứu quy mô lớn, Bách khoa thư đầu tiên nước ta. 1823, Huy động 35000 dân, binh ở Vĩnh Thanh, Định Tường và đồn Uy Viễn, cùng 10000 binh dân Chân Lạp đào sông Vĩnh Tế. Tháng chạp Quý Mùi, Miến ĐIện sai sứ sang thông hiếu với nước ta. 1824, Sứ thần Chân Lạp đến. Triều đình sai người đi thuyền sang Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Gia Các Ta) công cán. Tháng 12, Pháp cho người đem quốc thư và phẩm vật đến xin thông thương. Vua sai Ty Thương bạc viết thư trả lời, còn quốc thư và phẩm vật thì không nhận. 1825, Huy động 3500 dân Thừa Thiên, Quảng Trị đào sông Vĩnh Định (Quảng Tri). 1828, Nguyễn Công Trứ chức Doanh điền sứ, lo chiêu dân khẩn hoang ở Chân Định, Giao Thuỷ. Sau một thời gian, huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định cũ được thành lập, có 14 lý, 27 ấp, 220 trại, 10 giáp. Số đinh 2350 người, ruộng18970 mẫu. Nhà nước đặt chức tri huyện để trông coi. 1829, Theo cách Nguyễn Công Trứ, thêm huyện mới Kim Sơn được thành lập, ruộng hoang 140.620 mẫu, chia cho hơn 12360 người, lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 1 giáp. Điều tra đê điều ở Bắc thành, tổng số đê công, tư đến năm 1829 là 38.813 trượng, 66 cống công, tư. 1831, Minh Mạng chia Bắc thành làm 18 tỉnh thay trước đây, chia làm 11 trấn, do Tổng trấn, Phó Tổng trấn nắm quyền. Đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Ans sát, Lãnh binh để trông coi và trực tiếp nắm các chức này. Quy định 31 đIều quy tắc làm việc cho các tỉnh mọi mặt. Chia Gia Định thành 12 tỉnh từ Quảng Nam trở vào. Cả nước có 31 tỉnh thành. 1832, Tháng 11 âm lịch, quốc trưởng nước Nhã Lí (Hoa kỳ) sai Nghĩa Đức Môn, La Bách Đại đem quốc thư đến xin thông thương. Triều đình hội bàn với Nguyễn Tri Phương, Lý Văn Phức và quan tỉnh Phú Yên, sai dịch thư và cho nha Thương Bạc trả lời. Đại ý muốn thông thương thì phải tuân theo pháp luật của nước ta, phải đậu thuyền tại vụng Trà Sơn (Đà Nẵng) và không được phép lên bờ làm nhà. 1833, Nông Văn Vân ở châu Bảo Lạc, Tuyên Quang khởi nghĩa kéo dài 2 năm. Vua sai bộ Công chuẩn bị thuyền bè để năm 1834 phái người ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia, trồng bia, trồng cây, để thuyền bè đi biển trông thấy không bị đâm vào bãi đá ngầm mắc cạn. 1834, Quân đội đánh đuổi được 1 vạn quân Xiêm, lấy lại đồn Châu Đốc (Hà Tiên) và phủ Trấn Tĩnh (Nghệ An). Triều đình sai Trương Phúc Sĩ và 20 thuỷ quân ra Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ. 1836, Sai Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đến đảo Hoàng Sa để đo đạc và đóng 10 cái bài gỗ ở đảo này làm dấu ghi. Trên mối tấm bài gỗ đề rõ niên hiệu : "Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân (1836)". Kể từ 1836 trở đi sẽ phái biền binh thuỷ quân và vệ giám thành đến Hoàng Sa để khảo sát vẽ bản đồ đem về. Tiếng Tây, Xiêm, Lào bắt đầu được học trong nhà trường. Đặt Giao tử vụ ở Cao Bằng và Lạng Sơn, một hinh thức chuyển tiền bằng xéc đầu tiên ở nước ta. 1838, Vua Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam, sai người đi Gia Các ta, Singapo bán đường cát, đồng thoi, ngà vôi, cánh kiến,.. và mua kẽm, súng điểu thương, vải trắng… của nước ngoài. Định lệ cho các quan lại, nhân viên đi công cán được hưởng lương bao nhiêu, giá cả mua vào bán ra, sai Vũ khố đóng thuyền máy hơi nước theo kiểu Tây phương. 1839, Thí nghiệm thành công thuyền máy hơi nước. Triều đình mật dụ truy bắt giáo sĩ phương Tây. Điều tra tình hình dân đối với Gia tô và hoạt động của giáo sĩ. Bắt đầu cho khai thác than ở An Lãng, Đông Triều, Hải Dương.
     Năm 1840, Minh Mạng mất, thọ 60 tuổi, Hoàng tử Trường Khánh Công lên ngôi, tức Thiệu Trị.
     Thiệu Trị ,1841, Tàu Phú Lăng Sa (Pháp) đỗ ở vũng Trà Sơn (Đà Nẵng). 1842, Sứ nhà Thanh sang viếng Minh Mạng và phong cho Thiệu Trị tại Thăng Long. 1843, Triều đình sai biên soạn bộ "Đại Nam hội điển". 1847, Hai tàu chiến của Pháp ở cửa biển Đà Nẵng tự ý lên bờ đưa thư doạ nạt dò la tin, bắt giữ thuyền của dân ta, Triều đình phản ứng thận trọng, dè dặt. Tháng 3 năm Đinh Mùi (1847) quân Pháp ngang nhiên nổ súng vào thuyền triều Nguyễn, 5 thuyền đồng bị đắm, Lãnh binh Nguyễn Đức Chung, hiệp quản Lý Diên đều chết tại trận, hôm sau chúng giương buồm chạy, không có thuyền đuổi theo. Triều đình cách chức và trị tội một loạt quan tướng. Tháng 9 Đinh Mùi hai chiến hạm Anh đến cửa biển Đà Năng xin trình quốc thư. Đại diện triều đình Tôn Thất Thường không cho, 10 ngày sau các thuyền này nhổ neo. Tháng 10/1847 Thiệu Trị mất, thọ 41 tuổi. Hoàng tử thứ hai Phúc Tuy Công lên ngôi, niên hiệu Tự Đức.
    Tự Đức, 1848, Tàu buôn phương Tây E Đoa chở hàng đậu ở cửa biển Đà Nẵng. Tự Đức cự tuyệt không mua bán trao đổi gì, chỉ cấp trợ phí đi đường để họ trở về nước. 1850 Tháng 1 âm lịch, sứ của Mỹ đến Đà Nẵng trình quốc thư xin thông thưông, không được tiếp. 1851, Tháng 11 - tháng 12 âm lịch, chiến hạm Pháp Capricieuse lần lượt cập bến vịnh Bắc Bộ, Phú Yên, Cam Ranh, Ô Cấp. 1854, Tháng 8 âm lịch Cao Ba Quát khởi nghĩa ở Mỹ Lương, đốt phủ lị ứng Hoà, huyện lị Thanh Oai. Cao Ba Quát suy tôn con cháu họ Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ, tự xưng Quốc sư, nghĩa quân liên lạc với Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trấn ở Sơn Tây phối hợp hoạt động. Bị đàn áp, Cao Bá Quát hy sinh. 1856, Tháng 9 âm lịch Na Pô lê ông III Pháp phái tàu Catina do Lơ lie đờ Vin xuya chỉ huy đến gặp triều đình Huế trình quốc thư. Triều Nguyễn lo ngại không tiếp. 26 tháng 9 âm lịch, lính Pháp nổ súng bắn phá các đồn luỹ ở Sơn Trà - Đà Nẵng rồi đổ bộ lên bờ phá các đại bác quân đội Nguyễn bố trí tại đây. 1857, Ngày 25 tháng 1 năm1857 Đại diện của Pháp Mongtinhi đến Đà Nẵng yêu cầu triều đình Huế cho gặp nhưng Tự Đức kiên quyết cự tuyệt. Mongtinhi hằn học đe doạ dùng vũ lực. Na pô lê ông III thông qua quyết định vũ trang xâm lược Việt Nam. 1858, Hửng sáng 1/9/1858 quân Pháp gửi tối hậu thư đòi Tự Đức trả lời trong 2 tiếng đồng hồ. Không nhận được thư trả lời, quân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên chính thức mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
NƯỚC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX
   Năm 1858, 1.9 liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh Sơn Trà - Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân ta đánh lui 8 chiến thuyền giặc ở sông Nại Hiên.
   Năm 1859. 17/2 Pháp tấn công Sài Gòn. Quân triều đình chiến đấu dũng cảm nhưng không bảo vệ được, Pháp chiếm Sài Gòn. 8.5, Pháp tấn công thành Huế. Tuyến 1 vỡ, quân triều đình rút về tuyến 2. Tháng 6 triều thần bàn phương lược. 5 ý kiến: 1.Thủ là chính, sau mới bàn hoà hay chiến. 2.Chống giữ lâu dài là chính. 3.Quyết giữ đất, tấn công giặc, không nghị hoà. 4.Hoà có mức độ. 5.Nên hoà ngay.
   Năm 1860. Triều đình lập tỉnh lỵ Gia Định mới tại thôn Tân Tạo, huyện Tân Long, phủ Tân Bình. Tổng chỉ huy Pháp cử phái viên đến Gia Định đưa dự thảo Hoà ước 11 điều, chủ yếu cho Pháp tự do buôn bán và truyền đạo. Đình thần hội bàn, có thể chấp nhận những khoản đầu, nhưng quyết bác bỏ cho người Pháp tự do buôn bán và truyền đạo. Tháng 3, Tiến sỹ Phạm Văn Nghị, đốc học Nam Định, mộ 300 thân binh vào Quảng Nam đánh giặc. Tới Huế thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng, Tự Đức bắt trở về Nam Định. Tháng 8, Nguyễn Tri Phương giữ chức Tổng thống quân vụ vào Gia Định đánh Pháp.
   Năm 1861. 25.2, Đại đồn Chí Hoà thất thủ, Tri Phương bị thương, rút về tỉnh lị tạm đến 28.2 cũng thất thủ. Thị độc học sĩ cử nhân Trần Xuân Hoà người Quảng Trị, binh bị đạo Định Tường đánh giặc quyết liệt, bị bắt không khuất phục, cắn lưỡi tự vẫn. Định Tường thất thủ. 21.9 Pháp mở trường trung học Pháp-Việt đầu tiên ở Nam kì lấy tên Bá Đa Lộc, dạy theo lối châu Âu, tốt nghiệp sẽ đi dạy tiểu học. Tháng 9, Trương Định, người Bình Sơn Quảng Ngãi, Phó Quản cơ Gia Định mộ 6000 quân chiến đấu hiệu quả, được thăng Quản cơ, rồi Phó lãnh binh, kiêm Tổng chỉ huy đầu mục Gia Định, đại bản doanh ở Gò Thượng, thu súng giặc đánh giặc, làm mẫu chế súng mới. Sau kí hiệp ước về Nam Kì, triều đình điều ông về Phú Yên. Được dân Gia Định, Định Tương, Biên Hoà ủng hộ, suy tôn Đại Đầu mục, Trương Định không về, nhiều lần bị ép giải tán nghĩa binh, vẫn chỉ huy kháng chiến. Trương Định mất ngày 20.8.1864. 10.12, Nguyễn Trung Trực tập kích, đốt pháo hạm Pháp ở Nhật tảo trên sông Vàm Cỏ giết nhiều tên. Tháng 12, Nguyễn Đình Chiểu sinh 1.7.1822 Gia Định, mất 3.7.1888 Bến Tre viết "văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc", bài ca hùng tráng về tinh thần chiến đấu hy sinh cao đẹp của những nông dân cầm vũ khí đánh giặc trong trận Cần Giụôc 16.12.1861, quân Pháp bị diệt nhiều, nhưng nghĩa quân cũng hy sinh số lớn. 
   Năm 1862. 1.3, sau khi chiếm Côn Đảo (1861), Pháp thiết lập nhà tù đầu tiên trên đất Việt Nam. Tháng 5, Xi Mông theo lệnh Bô Na đem chiến thuyền đến cửa Thuận An gây sức ép buộc triều Nguyễn giảng hoà.. 26.5, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp làm Chánh, Phó sứ của Huế vào Sài Gòn. 5.6 kí "Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị" tại Sài Gòn với liên quân Pháp, 12 đIều khoản, chủ yếu là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Côn Đảo thuộc quyền kiểm soát của Pháp, nước Nam không tự ý cắt đất khi chưa được Pháp ưng thuận, thương chiến thuyền Pháp tự do đi lại trên sông Cửu Long và các nhánh. Pháp đòi bồi thường 4 triệu đo la, trả trong 10 năm tại Sài gòn. Tháng 8, Thuỷ sư Đô đốc Võ Phẩm, Trần Đình Túc (Chánh Phó sứ), Đỗ Đệ, Hồ Quang (bồi sứ) sang Pháp thương lượng chuộc 3 tỉnh. 17, 18.12 Quân Trương Định tấn công đồn Thuộc Nhiêu (Gò Công) diệt nhiều địch, buộc địch xin viện binh.
   Năm 1863. 29.3 Nguyễn Trường Tộ trình vua đIều trần về tôn giáo. Đến 1871 Nguyễn Trường Tộ trình nhiều điều trần tha thiết yêu cầu cải cách mọi mặt để thoát nghèo nàn lạc hậu, không được thực hiện hoặc thực hiện nửa vời. Tháng 6, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụỵ Khắc Đản làm Chánh, Phó, Bồi sứ sang Pháp thương lượng chuộc tiền ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường.
   Năm 1864. Tháng 11, sĩ tử 3 trường thi Hương Hà Nội, Nam Định, Thừa Thiên phản đối triều đình Huế kí hoà ước, đòi hoãn thi, công khai bàn chính trị. Trường thi Hà Nội phải hoãn thi đến hôm sau.                                                              
   Năm 1865, Tháng 10 tầu bọc đồng đầu tiên nhờ Pháp mua ở Hương Cảng về đến Thuận An thả neo, được gọi là "mẫn thoả khí cơ Đại đồng thuyền". Chọn thuê thợ máy hoa tiêu người Âu, Trung Quốc hướng dẫn đào tạo thuỷ thủ Việt Nam. Phạm Phú Thứ đề nghị lập nhà thuỷ học
đào tạo lái tàu đi biển.
   Năm 1866. Đặng Huy Trứ đề nghị lập Ty Bình chuẩn trông coi buôn bán, giữ chức Bình Chuẩn sứ ty, Ngày 16.9 Khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trung, Đoàn Tư Trực ở kinh thành Huế chống xây Khiêm cung, nhằm lật đổ Tự Đức. Quân khởi nghĩa đột nhập tận điện Thái Hoà. Ba nghìn lính công trường Dương Xuân xây Khiêm cung sử dụng công cụ chày giã vôi tham gia khởi nghĩa, vì thiếu tổ chức nên bị dập ngay. Cuối tháng 9 Nguyễn Trường Tộ, Đinh Điền (giáo dân) theo giám mục sang Pháp mua máy móc, thuê thợ.
   Năm 1867, Ngày 25.6, Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ coi là lãnh địa của mình, chỉ 1 chính quyền Pháp
   Năm 1868. Huế cử Hiệp biện Đại học sỹ Trần Tiến Thành, Khâm sai Đại thần, Bang biện huyện Thành Hòà Quảng Trị, tuỳ biện vào Gia Định thương lượng với Pháp lập hiệp ước mới. Huế dùng Lưu Vĩnh Phúc dẹp phỉ cờ trắng Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi ở châu Lục Yên Tuyên Quang. Tháng 4, cho khai thác than ở cửa biển Quảng Yên và núi Hòn Ngọc (Quảng Ninh). Tháng 11, Đinh Điền, giáo dân Yên Mô gửi mật số lên vua đề nghị việc cần làm chống Pháp, bị bác vói cớ đang có mâu thuẫn lương giáo nếu làm dễ sinh ngờ vực.
   Năm 1869, Tháng 4, Cho tướng Thanh, Trung Quốc Phùng Tử Tài đem gần vạn quân sang tiễu trừ tàn quân "Thái Bình thiên quốc" tàn sát cướp bóc nhân dân, đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc. Cử Lang trung Lê Huy và nhờ kỹ sư Pháp đi Hạ Châu mua tầu thuỷ.
   Năm 1870. Tháng 4, Sứ thần Tây Ban Nha đến trình mật thư xin thông thương buôn bán, không được chấp nhận, đã tự tiện ra vùng công giáo Nam Định, bị chặn các cửa biển, sứ thần phải rút. Tháng 5 Tầu bọc đồng thứ ba mua nước ngoài về cửa Thuận An, tên là "Đằng Huy". Tháng 10, nhân chiến tranh Pháp-Phổ, Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp xin trả lục tỉnh. Có thư đáp lễ nhưng không đề cập đề nghị của triều Huế.
   Năm 1872, Tháng 5, Lãnh sự Đức ở Hương cảng cử đoàn mang 2 súng, 5 sơ đồ súng mới. Thịị lang bộ lại Nguyễn Chính sang Hương Cảng hội đàm, mua tầu Đức, đặt tên "Viễn Thông", tầu mua thứ tư.
   Năm 1873. Tháng 1, Giăng Đuy Py bất chấp Huế ngăn cấm, cho thương thuyền vào cửa Cấm Hải Dương đi Hà Nội, Bắc Ninh đưa hàng sang Vân Nam bằng sông Hồng. Huế lệnh "châm chước đối phó, không hướng dẫn, không tiếp, khiến chúng đến đâu cũng gặp khó khăn, tự phải rút". Tháng 6, Thống đốc Nam Kỳ Duypre gửi thư về Bộ Hải quân Pháp đề nghị dùng vũ lực chiếm Bắc Kỳ. 31.8 Huế yêu cầu Pháp cử người có thẩm quyền ra Hà Nội giải quyết việc Giăng Đuy Py gây hấn ở Bắc Kỳ, sau đó cử Kinh lược Bắc Kỳ Lê Tuấn, Thượng thư bộ Binh, Tham tri Tán lý Nguyễn Văn Trường làm Chánh, Phó sứ sang Pháp bàn hiệp ước mới. 11/10 Đuypre cử Phrăng xi Gacnhie ra Bắc Kỳ về "vụ Đuy puy", dừng lại Đà Nẵng thương với Huế dự thảo Hiệp ước khai thương và bảo hộ của Pháp với Bắc Kỳ. Huế kiên trì đuổi Đuy Puy khỏi Bắc Kỳ. 20.10 Gácnhie ra Hà Nội, vài ngày sau Pháp cử thêm 5 chiến thuyền đến Đồ Sơn hỗ trợ Gacnhie. 3.11 Nguyễn Tri Phương viết thư cho Gácnhie cương quyết trước hoạt động gây hấn của Đuy Puy, cho dán khắp nơi hiệu triệu quân dân  Hà Nội sẵn sàng chiến đấu. 12.11 Gacnhie gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương hạ khí giới giao nộp Hà Nội, ngang ngược tuyên bố khai thương đường sông Hồng buôn bán với các nước Tây và Trung Quốc. Tri Phương không trả lời, sắn sàng chiến đấu. 20.11 Quân dân Hà Nội chiến đấu dũng cảm. Phò mã Nguyễn Lâm con trai Nguyễn Tri Phương hi sinh tại cửa Đông Nam, Tri Phương bị trọng thương. Hà Nội thất thủ, Thự Tổng đốc Hà Nội Bùi Thức Kiên, án sát Tôn Thất Trắc rút khỏi thành nhưng bị bắt đưa vào Gia Định. Pháp để Tri Phương ở lại cho người điều trị hòng lợi dụng ông, ông cương quyết cự tuyệt, hất bỏ thuốc men, cơm cháo, nêu cao khí phách, khiến địch khâm phục. Ông mất ngày 20-12-1873 (1-11 Quí dậu). Pháp đánh chiếm các huyện Hoài Đức, Lý Nhân, Phú Thượng, Phú Bình, Hoài Yên (thuộc tỉnh Hà Nội), các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 21.12 Lưu Vĩnh Phúc (tướng cờ đen) cho quân mai phục ở Cầu Giấy. Gạcnie đem quân ra bị giết chết.
   Năm 1874. 16.2 Sau đại bại ở Cầu Giấy, Pháp phải trả Hà Nội, Để lại 40 lính do Rêna kiêm lãnh sự Pháp ở Hà Nội, rút toàn bộ lực lượng về sở Hải Phòng (tỉnh Hải Dương). Tháng 2, Trần Tấn, Đặng Như Mai Nghệ An khởi nghĩa chống Huế thoả hiệp và diệt trừ giáo dân việt gian, tháng 9 mới bị dập tắt. 15.3 ký Hiệp ước hoà bình và liên minh 22 điều thay hiệp ước 5.6.1862 gọi là "Hiệp ước Giáp tuất". 31.8 ký Hiệp ước thương mại 29 đIều kèm điều khoản bổ sung và "quy ước phụ" ký ngày 23.11.1874.
   Năm 1875. 21.1 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh lập Nhà Ngân hàng Đông Dương, phát hành giấy bạc.. 21.7 Rêna đại biện đầu tiên của Pháp cạnh Nam triều theo hiệp ước 15.3, tiền thân chế độ khâm sứ.  28.8 Đặt Lãnh sự quán Pháp ở Hà Nội, do thiếu tá hải quân Đờ Kecgaradec làm lãnh sự đầu tiên.
   Năm 1877, 8.1 sắc lệnh Tổng thống Pháp lập TP cấp 1 Sài Gòn, Đốc lí, 2 Phó và hội đồng quản lí.
   Năm 1878, 6.4 Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định từ 1.1.1882 các văn bản phải viết bàng quốc ngữ, ai biết quốc ngữ mới được bổ dụng vào cơ quan cai trị cấp phủ, huyện, tổng và mới được xét tăng trật.
   Năm 1878. 17.3 Pháp thiết lập Sở học chính Nam Kỳ, Đặt chương trình giáo dục hệ Pháp-Việt ở Nam Kì.  20.10 Thống đốc Nam Kỳ Lơ miarơ Đờ Vile ra nghị định thành lập thành phố cấp 2 Chợ Lớn.
   Năm 1880. 27.1 Thượng thư bộ Lễ Đỗ Đệ, Chánh sứ Huế cùng quan năm Ooc đon nê-Tây Ban Nha kí Hiệp ước thương mại 12 điều : thuyền buôn Tây được ra vào cửa khẩu Thị Nại (Bình Định), Ninh Hải (Hải dương), Hà Nội, dọc sông Hồng để lên Vân Nam nhưng cấm buôn ban trên bờ hoặc dọc đường. Người Tây được sinh cơ lập nghiệp ở các cửa khẩu trên, người Việt được sang Tây hoặc thuộc địa Tây sinh cơ lập nghiệp theo thể lệ 2 bên. Đôi bên có quyền đặt lãnh sự của mình..13.12 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định lập "Khu Sầi gòn-Chợ lớn" gồm 2 thành phố Sài gòn, Chợ Lớn và phụ cận, đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội chính. 5.1881 Pháp đặt đường sắt Sài gòn-Mỹ Tho, đường sắt đầu tiên ở Nam Kì, Việt Nam.
   Năm 1882. 25.3 Thống đốc Nam Kì sai Hăng ri rivie đem 2 chiến hạm, 300 quân tăng cường đánh Bắc Kì. 25.4 Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân Hà Nội chiến đấu anh dũng, nhưng bị thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn.
   Năm 1883. 19.5 Pháp đại bại ở Cầu giấy, Rivie bị giết tại trận, Nghị viện Pháp vẫn chọn đánh chiếm Bắc Kì. Pháp tăng viện binh và vũ khí. 19.7 Tự Đức mất, ở ngôi 36 năm, các đại thần liên tiếp đưa người lên nối ngôi và lật đổ gây rối ren. Pháp tấn công kinh thành Huế, cửa biển Thuận an nhanh chóng bị chiếm. 25.8 Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hiệp chánh Phó sứ Huế kí với Hâcmăng "Hiệp ước hoà bình" 27 điều : Huế chấp nhận Nam Kì (từ Bình thuận trở vào) thuộc địa của Pháp, nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì (từ Bắc Bình thuận tới Đèo Ngang), Bắc kỳ (từ Đèo Ngang ra Bắc). Tháng 9 Đề đốc Nam Định Tạ Hiện trả triều ấn Đề đốc về Kiến Xương chiêu mộ hương dũng chống Pháp. Công sứ Nam Định điều quân tấn công bị đánh đại bại, nghĩa quân truy kích đến tận thành Nam Định. Công sứ buộc Huế giải quyết, chỉ có cách là cách chức. 2-2-1887 Tạ Hiện bị sa vào tay giặc tại Phả Lại sau trận quyết chiến với giặc. Dương Hữu Quang người Hà Nội tri huyện Thanh Oai chiêu mộ nghĩa binh lập "Tín Nghĩa Hội" tố cáo Pháp bội ước, khuyên mọi người không theo giặc, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp tại Hà Nội, Ưngs Hoà, Thanh Oai, 
   Năm 1884. 12.4 Pháp đánh chiếm tỉnh thành Hưng Hoá. Thự tuần phủ Nguyễn Quang Bích ngườii Chân Định Kiến Xương (nay là Tiền Hải) rút về Hưng Yên. Huế gọi về kinh, không về, cho người trả ấn, rồi lên rừng núi Tây Bắc, sông Đà, sông Hồng, sông Chảy mộ nghĩa binh chống Pháp, còn có các tướng giỏi Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ…Kháng chiến kéo đến 1889 khi bị tấn công đại bản doanh ở Mộ xuân, Yên lập Phú thọ. 11.5 Pháp và Trung Quốc kí qui ước hữu nghị và hoà hảo 5 điều : Quân nhà Thanh rút khỏi Bắc Kỳ, Trung Quốc để Pháp tự do chiếm Bắc Kì và Pháp tôn trọng biên giới Trung Quốc giáp với Bắc Kì. 6.6 Triều Huế: Bộ Lại Nguyễn Văn Tường, bộ Hộ Phạm Thận Duật, bộ Công Tôn Thất Phan kí với Patơnôt đặc phái viên chính phủ Pháp bên cạnh Hoàng đế Trung hoa bản Hiệp ước 19 điều chủ yếu : Việt Nam chấp nhận nền bảo hộ của Pháp. Nước Pháp thay mặt Việt Nam trong quan hệ đối ngoại…Nước Pháp thay thế vai trò nhà Thanh đối vơí Việt Nam. Chiếc ấn vua Thanh phong cho vua Đại Nam bị huỷ bỏ.
  Tháng 7 Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) mộ nghĩa binh chống Pháp tại làng Trại Sơn (tam giác Hải phòng-phủ Kính sơn-Hải dương), nghĩa quân lên đến 600, gây cho địch nhiều thiệt hại, 5 năm sau mới bị giải thể. Tháng 11 Triều đình cho củng cố sơn phòng ở Hương Khê Hà Tĩnh do Nguyễn Chính, Phan Trọng Mưu, Phan Đình Phùng làm Chánh, Phó, Tham biện Sơn phòng, cho xây đắp thành luỹ, dựng công đường, dinh thự, kỳ đài, pháo đài, doanh trại, trang bị 20 cỗ súng gang lớn, 50 cỗ quá sơn, 2 đội thần cỏ luân phiên túc trực, 830 vệ binh đóng giữ, huy động thêm người địa phương dùng tên nỏ tẩm độc để canh phòng.
   Năm 1885. Đêm 4.7 Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn chỉ huy phấn nghĩa quân tấn công quyết liệt đồn Mang Cá, khu Nhượng địa, khu Sứ quán Pháp. Tảng sáng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi, tam cung khỏi thành, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp. 13.7 Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, khắp nơi hưởng ứng. Trong tháng 7: Nguyễn Xuân Ôn, đốc học Nghệ An lập căn cứ khởi nghĩa tại Đồng Thông huyện Đông Thành phủ Diễn châu, hoạt động ở Tây bắc Vinh-Nghệ an. Ông bị bắt và qua đời ở Huế năm 1888.  Lê Doãn Nhạ người Trường Thành, Yên Thành, Sơn phòng Chánh sứ Nghệ An mộ dân khẩn hoang, xây cơ sở Đồn Vàng Anh Sơn chống Pháp. Nguyễn Mậu khởi nghĩa chống Pháp tại Thanh Chương.
         Tại Hà Tĩnh : NguyễnThoại, mộ binh kháng chiến chống Pháp tại Hương Khê. Ngô Quảng khởi nghĩa chống Pháp tại huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang. Huỳnh Bá Xuyên, khởi nghĩa chống Pháp tại Cẩm Xuyên. Anh em Nguyễn Trạch (Nguyễn Khương) Nguyễn Chanh (Nguyễn Dật) mộ binh chống Pháp ở Can Lộc. Vũ Pháp khởi nghĩa chống Pháp ở Kỳ Anh. Nguyễn Thuận Thạch Xuân Thạch Hà lập căn cứ chống Pháp tại Truồng Xai Thạch Hà. Lê Ninh (Âms ninh, Bang Ninh) La Sơn con Bố chính Lê Kiện lập căn cứ ở Trung Lễ xã Cổ Ngu, tháng 9 chiếm Hà Tĩnh, giết Bố chính Lê Đại. 1887 ốm và mất ở Hương Sơn.
         Tháng 8 Cử nhân Lê Trung Đình, tú tài Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội, Nguyễn Văn Hoành nổi dậy khởi nghĩa ở Quảng Ngãi, Bình định. Tháng 9 Thân hào Phú Yên nổi dậy chiếm tỉnh thành, bắt giam Bố chính Phạm Như Xương, rồi đánh chiếm huyện lị Tuy Hoà, tri huyện Đinh Duy Tân chạy trốn. Trần Văn Dữ Sơn phòng Quảng Nam đem nghĩa binh chiếm tỉnh thành, Tuần phủ, Bố chánh, Ans sát bỏ chạy. Pháp điều quân tiếp ứng, nghĩa quân tản ra các phủ huyện xung quanh tiếp tục kháng chiến. Tán Thuật kháng chiến ở Bãi Sậy (giáp ranh Hưng yên, Bắc Ninh), đánh chiếm phủ thành Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên.
        Tháng 11. 8.11 Hà Văn Mao nghìn nghĩa quân Thanh Hóa tấn công đồn Bái Thượng. Nguyễn Phạm Tuân khởi nghĩa ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá Quảng Bình, bị bắt và mất năm 1887
   Năm 1886. Tháng 2 Thanh Hoá các thủ lĩnh Đinh Công Tráng, Phạm Bình, Hoàng Bật Đạt, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mao, Nguyễn Khế, Lê Toại… chọn 3 thôn Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh đình làng liền nhau thuộc huyện Nga Sơn làm căn cứ phòng thủ kiên cố (căn cứ Ba Đình). 12.3 quân Ba Đình đánh chiếm tỉnh thành Thanh Hoá, làm bị thương phó sứ và tên quan hai Pháp, tiến công huyện lỵ Đông Sơn, thu ấn triện, khí giới, phá nhà lao thả tù phạm. Tháng 12 quân Ba Đình đánh bại cuộc tấn công quy mô của Pháp vào căn cứ. Sau thất bại, Pháp tăng cường lực lượng bao vây.
   Năm 1887. Tháng 1 sau khi đánh bại 2 đợt tấn công qui mô lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, quân Ba đình phản công phá vây vào 23.1 rút về căn cứ 2 Mã Cao. Tháng 2, Mã Cao thất thủ, Trần Xuân Soạn rút về Nghệ An với Nguyễn Xuân Ôn. Hà Văn Mao bị địch bắt và xử tử. Tháng 5, Nguyễn Cao bị địch bắt, trước kẻ thù, ông tự chọc bụng móc hết ruột ra, Pháp vội đưa đi cứu chữa với ý đồ khai thác mua chuộc, ông đã nhịn ăn uống rồi cắn lưỡi tự vẫn. Giặc Pháp vô cùng hèn hạ giao cho Nha Kinh lược kết án xử chém và vẫn bắt khiêng ông đến pháp trường hành quyết. Nguyễn Cao người Bắc Ninh đỗ cử nhân làm Bố chánh Thái Nguyên kiêm việc khai khẩn đồn điền. 11 thủ lĩnh Nghĩa quân Bình Định sa vào tay giặc bị xử chém, trong đó Mai Xuân Thưởng (cử nhân, xưng Nguyên soái), Bùi Điền (xưng Thống trấn), Nguyễn Đức Nhuận (xưng Hiệp trấn) cùng các Phó tướng, Thống binh. 17.10 Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập "Liên bang Đông Dương" gồm Việt Nam 3 xứ và Miên. Đến 1899, Lào cũng sát nhập vào "Liên bang Đông Dương"
   Năm 1888. 22.3 Pháp hoàn thành đường điện báo Sài Gòn-Hà nội qua Qui Nhơn, Đà Nẵng,
Huế, Vinh. 4.4 Tư bản Pháp thành lâp "Công ty Pháp mỏ than Bắc Kì", trụ sở ở Paris. 19.7 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh lập thành phố cấp 1 Hà Nội, Hải Phòng cũng như Sài Gòn. 20.8 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. 1.10 Triều đình Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn Pháp quyền sở hữu Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. 1.11 Hàm Nghi sa vào tay giặc Pháp sau đó bị đày đi Châu Phi, Cần Vương thất bại.
   Năm 1889, 25.4 Nghị định Toàn quyền Đông Dương lập TP cấp 2 Đà Nẵng, Chợ Lớn, Nômpênh.
   Năm 1890. Tháng 3 Thành lập tỉnh Thái Bình: phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (từ Nam Định), huyện Thần Khê (từ Hưng yên). Tỉnh lị tại phủ Kiến Xương, bên sông Trà lý. 19.5 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 5, Pháp đặt đường sắt Phủ lạng thương - Lạng sơn, đường sắt đầu tiên ở Bắc Kỳ.
   Năm 1893, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) khởi nghĩa tại Yên Thế, thường hoạt động quanh Nhã Nam.
   Năm 1895, Bác sỹ Yersin thành lập Viện vi trùng học Nha Trang. còn có tên Viện Patstơ Nha Trang viện vi trùng học thứ hai sau viện ở Sài gòn, được thành lập ở Việt nam và Đông Dương.
   Năm 1896, Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập trường Pháp -Việt ở Huế - Quốc học Huế.
   Năm 1898. Tháng 9 Pháp bắc cầu Long Biên bằng thép 19 nhịp, 20 trụ 1680 m, 800 m đường lên cầu. Tháng 2.1902 cầu hoàn thành, lấy tên Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume, xây cùng thời tháp Epsphen. 15.12 Nghị định lập phái đoàn khảo cổ học thường trực tại Đông Dương. 20.1.1900 đổi thành "Trường Viễn Đông Bác cổ" mục đích khảo cứu lịch sử, ngôn ngữ, khảo cố các nước Đông Dương, các nước viễn đông như ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản… Trường có thư viện riêng từ 1999. Khi thành lập, trường đóng tại Sài Gòn, 1901 chuyển ra Hà nội, có tập san riêng viết tắt là B.Ê.F.E.O. Đến 1926, xây dựng viện bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ, nay là Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
NƯỚC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX  Từ 1900 đến 1930
   Năm 1901, Phan Bội Châu định đánh úp thành Nghệ An nhân Quốc khánh Pháp 14.7 nhưng không thành.
   Năm 1902, Phan Bội Châu 2 lần gặp Đề Thám để phói hợp. Năm 1903, Phan Bội Châu vào Huế, Nam Kì vận động, chọn minh chủ Kì ngoại hầu Cường Để, viết Lưu cầu huyết lệ.
   Năm 1904. Lập Hội Duy tân tại Quảng nam: Cường Để hội trưởng, Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng TháI Thân, mong khôi phục nước Việt Nam quân chủ lập hiến. Nghị Định Toàn quyền Đông Dương 25.10 lập trường Cao đẳng Y khoa, 23.10 lập mạng quan sát khí tượng Đông Dương.
   Năm 1905. 20.1 Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật, gặp Lương Khải Siêu nhờ xuất bản ở Nhật "Việt Nam vong quốc sử", gặp Bá tước Đại Ôi, Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị. Tháng 6 Bội Châu và  Tử Kính về nước vận động thanh nien du học. Cuối tháng 7, 3 thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật học tập. Một năm sau đã có 200 du học sinh Việt Nam tại Nhật, hầu hết là con cháu các sĩ phu.
   Năm 1906, Phan Châu Trinh gặp Bội Châu ở Quảng Đông, sau cùng đi Nhật khảo sát giáo dục, chính trị. Châu Trinh ủng hộ du học nâng dân trí trước nhưng chưa chủ trương bạo động. Châu Trinh gửi thư cho toàn quyền Đông Dương yêu cầu cải cách chính trị, thực hành khai hoá, mở đường dân sinh, mở rộng quyền ngôn luận, báo chí. Bội Châu viết "hải ngoại huyết thư", về Hương cảng lập hội "Việt Nam thương đoàn công hội", đoàn kết, giáo dục lòng yêu nước cho Việt kiều, góp quĩ giúp du học sinh
   Năm 1907. Tháng 3 lập trường Đông kinh nghĩa thục, hiệu trưởng Lương Văn Can, giám học Nguyễn Quyền, truyền bá tư tưởng mới, bài trừ hủ tục, đề cao yêu nước, gây phong trào chống Pháp nên tháng 12 bị đóng cửa. Tháng 9 Phan Bội Châu lập "Công hiến hội" Cưởng Để hội trưởng, tổng lí giám đôc Phan Bội Châu để đoàn kết giáo dục du học sinh Việt Nam ở Nhật.
   Năm 1908. 11.3 Nông dân Trung, Nam Trung bộ biểu tình tuần hành chống thuế thân và bắt xâu, bao vây dinh công sứ Pháp, các tỉnh thành đến 5.8 bọn Pháp mới dẹp yên được phong trào này. 27.6 binh lính Việt phối hợp Đè Thám đầu độc lính, quan Pháp để chiếm lại Hà Nội nhưng bị lộ, không thành
   Năm 1909. 29.1-28.2 Pháp tấn công qui mô vào căn cứ Nhã Nam-Yên thế nhưng thất bại. Tháng 2, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và Cường Để. Đông Du tan rã. 25.10, Pháp tấn công căn cứ Núi Sáng (Vĩnh phúc) nhưng Đề Thám chỉ huy chiến đấu dũng cảm từ 13 giờ 45 đến 19 giờ 30, rút lui an toàn, quân địch thiệt hại nặng nề. Cùng năm, Bạch Thái Bưởi mua tầu thuỷ Phi phụng, Phi long, Bái tử long hoạt động sông biển.
   Năm 1911. "Anh Ba" xuống làm phụ bếp tầu "Đô đốc Latusơ Tơrevin" rời bến Nhà Rồng 5.6, đến Singapo 8.6, đến Côlônhơ 14.6, đến Xait 30.6, đến Macxây 6.7, cập bến Lơ Havơrơ 15.7.
   Năm 1912, Đầu tháng 2 thành lập "Việt Nam quang phục hội " tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà Quảng Đông có đủ nhân sĩ cách mạng bắc trung nam nhằm đánh đuổi Pháp thành lập nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam, Cường Để hội trưởng, Phan Bội Châu Tổng lý hội, cơ quan lãnh đao : Bộ Tổng vụ, Bộ Bình nghị, Bộ Chấp hành, lực lượng vũ trang : Quang phục quân, Quốc kì nền vàng và chuỗi 5 sao đỏ, Quân kì nền đỏ sao trắng, phát hành "quang dụng phiếu" lưu hành trong nước và ở lưỡng Quảng.
   Năm 1913. 10.2 sau 13 tháng dũng cảm chống tổng tấn công của Pháp, tướng giỏi hi sinh hoặc bị bắt, Đề Thám bị 2 tên phản bội ám hại, lấy thủ cấp ông dâng Pháp, bọn thực dân vô cùng dã man hèn hạ bêu đầu ông tại chợ Nhã Nam để uy hiếp tinh thần kháng chiến nhân dân ta. 15.5 Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút ra số đầu tiên, đến 1917 tờ Nam phong thay. 16.11 Thành lập Hội những người bạn của thành Huế cổ (còn gọi Đô thành hiếu cổ xã) thu thập, bảo quản di vật cổ vật về chính trị, nghệ thuật, lịch sử, văn học, văn hoá thuộc Trung Kì. Năm 1914, Hội ra tập san riêng "tập san đô thành hiếu cổ" viết tắt B,A,V,H ra 3 tháng/kỳ. 29.12 Toàn quyền Đông dương ra Nghị Định mở trường Y-Dược Đông Dương
   Năm 1917. 15.10 Toàn quyền Đông dương ra Nghị Định mở trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương. 7.11, Cách mạng tháng 10 Nga thành công. 29.11 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị Định thành lập Sở lưu trữ và thư viện Đông Dương, Thư viện trung ương ở Hà Nội (Thư viện Quốc gia hiện nay)
   Năm 1918, 21.8 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị Định mở trường Cao đẳng Nông lâmHN học 4 năm
   Năm 1919. 15.1 Khánh thành nhà thương chữa mắt ở Hà Nội, viện chữa mắt đầu tiên ở Đông Dương. Tháng 3, tại Mascơva Lê nin thành lập Quốc tế III (Quốc tế cộng sản). 18.4, Bác Tôn cùng thuỷ thủ chiến hạm Phơrăngxơ chống lệnh đi tấn công Xêbattôphôn của nước Nga Xô viết, buộc bọn chỉ huy phải điều hạm đội về căn cứ. 15.5 Khoa thi Nho học cuối cùng. Sau đó, 18.12 Khải Định ra dụ bãi bỏ khoa cử lối cũ ở Trung Kì. 18.6 Bản yêu sách 8 đIểm cho nhân dân Việt Nam của Nguyễn Aí Quốc gửi đến đại biểu một số nước trong các nước chiến thắng Đại chiến 2 họp hội nghị Vecxay, đồng thời đăng trên các báo Nhân đạo, Nhật báo dân chúng của Đảng Xã hội Pháp. 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp : Ân xá chính trị phạm-Cải cách pháp lí-Tự do báo chí và tư tưởng-Tự do lập hội và hội họp-Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương-Tự do học tập và mở trường-Thay đổi chế độ sắc lệnh và đạo luật-Có người bản xứ trong nghị viện Pháp.
   Năm 1920. Từ 25-30.12 đ/c Nguyễn Aí Quốc dự Đại hội 18 Đảng Xã hội Pháp, tán thành Quốc tế III, tham gia vận động thành lập Đảng Cộng sản Pháp, thuộc lớp đảng viên đầu tiên Đảng Cộng sản Pháp..Cùng năm 1920 trường Quốc học Vinh được thành lập cho 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình.
   Năm 1921. 1.8 tạp chí Hữu Thanh của Hội Trung Bắc Nông công thương tương tế ra số đầu, 2 tháng/kỳ. 1.9.1924 đăng bài viết "Chánh học cùng tà thuyết" của cụ nghè Ngô Đức Kế. 9.10 Đ/C Nguyễn Aí Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pari ra tuyên ngôn, xuất bản tờ "Le Paria" (người cùng khổ), xây dựng tình chiến đấu giữa nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản Pháp.  22.10 Vở kịch nói "chén thuốc độc" của Vũ Đình Long đăng trên tạp chí Hữu Thanh tháng 9 lần đầu tiên được công diễn ở nhà hát lớn Hà Nội như sự kiện ra đời một nền sân khấu hiện đại Việt Nam. Tháng 11, Lập hội địa lý Hà Nội 150 hội viên nghiên cứu sử địa khảo cổ dân tộc học Đông Dương. 25--30.12, Đồng chí Nguyễn Aí Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Đảng
Cộng sản Pháp. Đại hội đề nghị lập Ban nghiên cứu về thuộc địa. Năm 1922 cơ quan này được thành lập và Nguyễn Aí Quốc là một thành viên.
   Năm 1922. 1.4 Báo Người cùng khổ tiếng Pháp do Nguyễn ái Quốc chủ nhiệm, chủ bút ra số đầu tiên, xuất bản đến 4.1926 được 36 số kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa gửi về nước và các thuộc địa. 30.5 Khải Định sang Pháp quảng cáo cho cuộc khai hoá của Pháp nhân tổ chức hội chợ thuộc địa. 8.6 Vở "con rồng tre" của Nguyến ái Quốc được diễn ở Pari cùng với các bài "lời than vãn của bà Trưng Trắc","Sở thích đặc biệt", "Kính gửi đức ông Khải Định", "Hoàng đế An Nam, vĩnh biệt VVC, "vực thẳm thuộc địa", "vi hành" và bức thư "thất điều trần", "vi hoàng đế An Nam ở Pháp" của Phan Chu Trinh tạo nên chiến dịch công kích tên vua bù nhìn Khải Định. 22-25.10 Nguyễn Aí Quốc dự Đại hội lần thứ 2 Đảng Cộng sản Pháp, do đóng góp của Nguyễn Aí Quốc và các đồng chí khác, Đại hội đã thông qua: Những người cộng sản phải đặt vấn đề thuộc địa lên đầu, ghi vào nghị sự kì sau.
   Năm 1923. Mùa xuân, Tâm Tâm xã (Tân Việt Nam thanh niên đoàn) thành lập ở Quảng Châu đấu tranh cho quyền làm Người của người Việt Nam, tổ chức yêu nước nhưng tôn chỉ chưa rõ, gây tiếng vang lớn sau vụ mưu sát Toàn quyền Đông dương, cung cấp những hạt nhân cho Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và những chiến sĩ cộng sản xuất sắc Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu. 26.2 nhân có nhiều đại biểu dự hội thảo của "Hội đồng minh học sinh đạo Cơ đốc toàn thế giới" 4-8.4.1922 phản đối Pháp lợi dụng Thiên chúa giáo, Phan Bội Châu viết "Thiên Hồ, Đế Hồ" xuất bản ở Thượng Hải tháng 3 vạch trần Pháp lợi dụng tôn giáo để xâm lược, nô dịch Việt Nam và thuộc địa. 30.6 Nguyễn Aí Quốc nhập cảnh Petrôgrat, tháng 7 nám 1923 Người đến Mascơva. 30.8 Trường Y-Dược khoa thành trương Cao đẳng Y-Dược, năm 1930 là 1 khoa của Viện Đại học Hà Nội. Bác sỹ Hồ Đắc Di, người Việt Nam đầu tiên được công nhận giáo sư và giảng dạy tại trường này. 10--6.10 Nguyễn Aí Quốc dự hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân tiI Mascơva. đưộc bầu vầo Đoàn Chủ tịch (11 người), là đại biểu nông dân Đông Dương và các thuộc địa. Người viết các bài "tình cảnh nông dân Việt Nam", "nông dân Bắc Phi" đăng trên tạp chí nông dân, dịch tuyên ngôn hội nghị nông dân quốc tế gửi về. 15.10 Nguyễn An Ninh (1900-1943) diễn thuyết "cao vọng của thanh niên An Nam tại hội Khuyến học Sài gòn, người làng Mỹ Hoà Hóc Môn Gia Định, con Nguyễn An Khang chiên sỹ Duy tân, cử nhân luật ở Pháp, hoạt động với tư tưởng tiến bộ dân chủ tư sản, quan hệ với Nguyễn Aí Quốc trong Việt kiềù yêu nước. Về nước đề xướng phong trào đòi dân chủ, đả kích đảng Lập hiến cải lương, cổ động lập đảng Thanh niên. 10.12 báo Chuông Rè Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh chủ trương ra số đầu tiên. Nhiều lần bị đình bản rồi lại ra tiếp cho đến 2.2.1928, là diễn đàn của lực lượng yêu nước và dân chủ chống thực dân, góp phần truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản..
   Năm 1924. 17.6 đến 8.7 Nguyễn Aí Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản tại Mascơva tham luận vấn đề dân tộc và thuộc địa, dự đại hội Quốc tế Công hội đỏ, Phụ nữ, Thanh niên, được cử làm Uỷ viên Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Giữa tháng 2, Người sang Trung Quốc trong đoàn cố vấn của Liên Xô cạnh chính phủ Quảng Châu, từ đó Người chuẩn bị thành lập Đảng Cách mạng ở Đông dương. 19.6 Phạm Hồng Thái (sinh14.5.1895 làng Nho Gia Hưng Nguyên Nghệ An) hội viên Tâm Tâm xã dùng tạc đạn mưu sát toàn quyền Pháp Meclanh tại khách sạn Víchtoria Sa điện, bị cảnh sát đuổi, Hồng TháI nhảy xuống sông Châu Giang hy sinh, thi hài được chính phủ Tôn Trung Sơn trân trọng chôn cất ở Đài Liệt sỹ Hoàng Hoa Cương.   
   Năm 1925. "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Aí Quốc 12 chương xuất bản tại Pa ri, tố cáo tộí ác cuả đế quốc Pháp đối với nhân dân Việt Nam và các thuộc địa, nêu phong trào đấu tranh của dân tộc thuộc địa, quan hệ giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản, tiêu biểu là cách mạng tháng 10, là văn kiện quý báu truyền bá chủ nghĩa Mác vào các thuộc địa Pháp và Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho thành lập Đảng cách mạng ở Việt Nam. 30.4 Tất cả 2500 công nhân nhà máy Sợi Nam Định bãi công đòi tăng lương, chống đánh đập, sa thải. 25.5 Pa ri hội thảo về Đông Dương do Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Diệp Văn Kỳ, Dương Văn Giao tổ chức, 800 đại biểu Việt Nam và Pháp tham dự gửi Tổng thống Pháp kiến nghị 12 đIểm, hướng cải lương. 21.6 Báo Thanh niên (Nguyễn Aí Quốc lập) tuyên truyền những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam ra số đầu, cùng sách "Đường Kách Mệnh" là các tài liệu tiếng Việt đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin, đào tạo những thế hệ chiên sỹ cộng sản tiền bối của Việt Nam. Tháng 6, Nguyễn Aí Quốc thành lập Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (VNTNCMĐCH), tôn chỉ mục đích làm cách mạng dân tộc, giành độc lập cho xứ sở và làm cách mạng thế giơi thực hiện chủ nghĩa cộng sản, tổ chức nhanh chóng thành hạt nhân lãnh đạo phong trào chống Pháp, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. 30.6 Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng hải trên đường đến Quảng đông kỉ niệm 1 năm ngày Hồng Thái hi sinh và cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng theo gợi ý của Nguyễn Aí Quốc, kết thúc cuộc đời hoạt động của Bội Châu. 14.7 Hội Phục Việt được thành lập tại núi Quyết (Bến Thuỷ) với 3 điểm nghiên cứu tình hình để chọn bạo động hay hoà bình, tìm hiểu-liên hệ các tổ chức Việt kiều ở Xiêm, Trung Quốc, tuyên truyền kết nạp hội viên. Sau này cử người (có Trần Phú) sang Quảng Châu liên lạc với Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, dần theo khuynh hướng Cộng sản, đổi các tên: Hưng Nam, Việt Nam Cách mệnh Đảng, Việt Nam Cách mệnh đồng chí, Tân Viêt. 4.8 Đồng chí Tôn Đức Thắng lãnh đạo 1000 công nhân Ba Son Sài gòn bãi công thắng lợi. 23.11 Sau âm mưu xử tử vắng mặt bị lộ, toà án thực dân kết án chung thân Phan Bội Châu. Phong trào đấu tranh đòi thả Bội Châu dâng cao cả nước. Tổng thống Pháp phải kí lệnh ân xá, đem giam lỏng ở Bến Ngự cho đến khi ông qua đời.
   Năm 1926. 1.1 Nguyễn Thế Truyền ra nhật báo tiếng Việt tại Pa ri “Việt Nam hồn” số đầu. Báo mang mầu sắc quốc gia tư sản có ảnh hưởng lớn trong Việt kiều. 24.3 Phan Chu Trinh qua đời. Ông sinh 9.9.1872 làng Tây Lộc huyện Hà Đông Quảng Nam, 1892 kết giao với Huỳnh Thúc Kháng, 1901 đỗ Phó bảng cùng Nguyễn Đức Kế và Nguyên Sinh Huy (thân phụ Bác Hồ), năm 1904 từ quan tham gia phong trào Duy Tân, là nhà yêu nước, cách mạng theo lập trường dân chủ tư sản. Đám tang Phan Chu Trinh tại Sài gòn thu hút 14 vạn người tham dự do các nhóm chính trị như đảng Thanh niên, đảng Lập hiến, và truy điệu được tổ chức trọng thể tại nhiều địa phương. Cùng ngày, Nguyễn An Ninh bị bắt, do phong trào đấu tranh, Toàn quyền Đông dương trả tự do 7.1.1927. 1.7 An Nam tạp chí do Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương xuất bản tại Hà Nội số đầu (có lúc ở Nam Định), không định kỳ 46 số, báo đầu tiên về văn chương thu hút nhiều cây bút.
   Năm 1927. Đầu năm Xuất bản “Đường Kách mệnh” của Nguyễn ái Quốc, tập hợp các bài giảng trong Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội, cùng với “Bản án chế độ thực dân Pháp” là những văn kiện mang tính cương lĩnh của phong trào công nhân và yêu nước ở Việt Nam những năm 20, góp phần chuẩn bị thành lập Đảng ở Việt Nam. 13.6 Lương Văn Can từ trần. Ông sinh 1854 làng Nhị Khê Thường Tín, đỗ cử nhân 1879, không làm quan mà chủ trương làm cách mạng dân tộc bằng văn hoá, giáo dục, chấn hưng kinh tế. 1907 lập trường Đông kinh nghĩa thục.1913 Pháp xử tù ông 10 năm biệt xứ đưa sang an trí ở Nông Pênh. 1921 buộc phải thả về Hà Nội và qua đời, đám tang đông đảo dân Hà Nội và lân cận dự. Truy điệu được tổ chức nhiều nơi. 25.12 Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp thành phàn là tiểu tư sản trí thức, thanh niên, học sinh, công chức... Sau đó còn thu hút được nhóm Việt Nam Quốc dân của Nguyễn Khắc Nhu có chủ trương bạo động ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Đảng có 4 cấp : Tổng, Kỳ, Tỉnh và Chi bộ nhưng chủ yếu ở Bắc Kì và chưa bao giờ có Trung ương thống nhất. Đường lối, điều lệ ban đầu mơ hồ nhưng dần theo dân chủ tư sản, chịu ảnh hưởng “Tam dân” của Quốc dân đảng Trung Quốc. Sau ám sát Béclanh, bị đàn áp thẳng tay, buộc Đảng phải tổ chức bạo động non : Khởi nghĩa Yên Bái 9.2.30 và bị đàn áp, đảng này tan vỡ hoàn toàn. Từ đó những tổ chức chính trị mang tên Quốc dân đảng là của bọn cơ hội chính trị không còn yêu nước của thời kì đầu.
   Năm 1928. 14.7 Thành lập Tân Việt cách mạng Đảng tạI Huế, đường lối chịu ảnh hưởng của VNTNCMĐCH. Về sau trước sự phát triển của phong trào, có sự phân hoá sâu sắc, nhiều đảng viên gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng, bộ phận tiên tiến khác lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (10.1929). Mùa Thu, Đồng chí Nguyễn Ai Quốc đến Xiêm hoạt động những địa bàn có đông Việt kiều và địa phương khác, huấn luyện cán bộ, viết sách báo, dịch tài liệu tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng trong Việt kiều. Cuối 1929 sang Trung Quốc chuẩn bị thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Tháng 9 Kỳ bộ Bắc Kỳ VNTNCMĐCH đưa hội viên "vô sản hoá" bằng vào xướng máy, hầm mỏ rèn luyện trong thực tiễn lao động và là hạt nhân phong trào đấu tranh của công nhân. Cuối năm, phong trào phát triển khắp 3 kỳ. Ngô Gia Tự làm khuân vác ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Cừ
đến mỏ than Mạo Khê, Nguyễn Lương Bằng kéo xe tay ở Hải Phòng…
   Năm 1929. Nhóm tích cực trong VNTNCMĐCH : Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Kim Tôn họp ở 5 D Hàm Long Hà Nội lập nhóm Cộng sản đầu tiên của Đông Dương. Nhóm đặt nhiệm vụ lập VNTNCMĐCH  Bắc Kì thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này trình Đại hội Tổng bộ sắp tới, thúc đẩy chuyển VNTNCMĐCH thành Đảng Cộng sản. 1-9.5 VNTNCMĐCH đại hội toàn quốc lần thứ nhất vắng mặt Nguyễn ái Quốc và một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu.. Đoàn Bắc Kỳ Ngô Gia Tự dẫn đầu đưa vấn đề thành lập ngay một Đảng Cộng sản không thành bỏ ra về và ra lời kêu gọi "phải tổ chức ngay Đảng cộng sản". Đại hội thiếu vẫn thông qua văn kiện :Tuyên ngôn, chính cương, điều lệ, các văn kiện, thư gửi Quốc tế Cộng sản và đổi tên là Hội Việt Nam cách mệnh đồng chí. 16.5 Cuộc bãi công 2 ngày của công nhân xe lửa Trường Thi chống phạt vạ và đàn áp đã thành công. 28.5 Công nhân AVIAT Hà Nội bãi công do đồng chí Ngô Gia Tự lãnh đạo, có uỷ ban bãi công, có khẩu hiệu đòi tăng lương, bỏ đánh đập, không đuổi thợ bãi công…Ngày 10.6 chủ xưởng phảI nhượng bộ. 17.6 Các tổ chức cộng sản Bắc Kỳ họp tại 312 Khâm Thiên Hà Nội  thành lập Đông Dương cộng sản Dảng. Chính cương, tuyên ngôn, điều lệ thừa nhận đường lối Quốc tế Cộng sản, xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản, nêu rõ "thời kì đầu của cách mệnh Đông Dương là tư sản dân chủ" sau đó sẽ là "cách mệnh xã hội", quyết định nguyên tắc tổ chức kết nạp Đảng viên, Đảng kỳ là cờ đỏ búa liềm, lập các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội, Sinh hội, Hội phụ nữ giải phóng…xuất bản tờ Búa Liềm (Trung ương), Bôn sê vích (Trung kỳ) và Cộng Sản (Nam Kỳ). 28.7 Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ tại số nhà 15 Hàng Nón Hà Nội thông qua Điều lệ, Chương trình hoạt động, xuất bản tờ Lao động, cơ quan tuyên truyền và tờ Công hội Đỏ, cơ quan lý luận, bầu Ban Chấp hành 6 người, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, phụ trách Công vận. Qua các thời kì, lần lượt đổi tên là Nghiệp đoàn ái hữu (1936-1939), Công nhân phản đế (1939-1941), Công nhân cứu quốc (1941-1946), đến 20.7.1946 là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nay là Tổng Công đoàn Việt Nam. Cuối tháng 9 đến tháng 10, Thành lập An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, ra tạp chí Bôn sê vích. 10.10 Toà án Nam triều họp tại Vinh kết án tử hình vắng mặt Nguyễn ái Quốc đang ở nước ngoài. 27.10 Thư 13 luận điểm của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản gửi các nhóm Cộng sản ở Đông Dương về thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Đông Dương, nếu không sẽ nguy hiểm lớn cho tương lai Cách mạng, và hướng dẫn phương pháp thống nhất, phương thức hoạt động...
   Năm 1930. 1.1 Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ do những đảng viên Đảng Tân Việt tán thành Chủ nghĩa Cộng sản, muốn sáp nhập vào Đông Dương Cộng sản đảng không thành. 3-7.2 Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông do Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì, các văn kiện được thông qua : Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, của các tổ chức Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Phản đế Đồng minh, Hội Cứu tế, cử Ban Chấp hành lâm thời 7 người, nhất trí ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận, thông qua lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh, toàn thể quần chúng bị áp bức cả nước nhân dịp thành lập Đảng. "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam"-Hồ Chí Minh. Đêm 9 rạng 10.2 Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng bùng nổ và thất bại, cuộc bạo động bất đắc dĩ với khẩu hiẹu "không thành công thi thành nhân". Các lãnh tụ Quốc dân đảng hy sinh hoặc bị tù đày. 12.9 Đỉnh cao của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh : nông dân tự vũ trang tiến công bộ máy thống trị thực dân ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng nguyên.. Với khẩu hiệu đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiến, bỏ sưu thuế, chia ruộng đất…Chính quyền đế quốc phong kiến tan rã, hình thành các Xô viết ở 172 xã- hình thức chính quyền tự quản của nhân dân- trấn áp bọn phản cách mạng, tổ chức đời sống sản xuất và tinh thần của nhân dân. Bọn thực dân huy động lực lượng đàn áp, dùng máy bay ném bom tàn sát hàng trăm người. Dù thất bại vẫn chứng tỏ tinh thần và năng lực cuộc tổng diễn tập lực lượng Cách mạng của dân. 14.8 Hơn 400 nông dân Tiền Hải dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Thái Bình kéo lên huyện lỵ đấu tranh : "Không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh", "ủng hộ Liên bang xô viét", các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Tháng 10 Hơn 3000 nông dân Đức Phổ biểu tình có vũ trang chống áp bức, đòi giảm sưu thuế. Tháng 10 Họp Ban Chấp hành Trung ương lần 1 Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo, bầu Trung ương chính thức, Tổng Bí thư Trần Phú, xúc tiến Đại hội Đại biểu toàn quốc, đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương. 18.11 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh trong giai đoạn này, và nhấn mạnh tầm quan trọng công tác xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất (sau này, 18.11 là Ngày Mặt trận)
VIỆT NAM-NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH TỪ 1931 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
     Năm 1931. Ngô Gia Tự, sinh 3.12.08, Từ Sơn, Bí thư lâm thời Nam Kỳ, bị bắt 31.5.30, địch định xử 27.1 ở quê, không thành, xử Sài Gòn, đày Côn Đảo. Đầu 1935, mất tích khi vượt biển về hoạt động. Tháng 3, Hội nghị Trung ương 2 thành lập Đoàn Thánh niên Cộng sản Đông Dương. 11.4 Quốc tế Cộng sản công nhận Dảng Cộng sản Đông Dương là Chi bộ độc lập. 6.6 Nguyễn ái Quốc bị Anh bắt ở Hồng Kông đến tháng 2.33 mới được thả nhờ gia đình luật sư Lôdơbai. Trần Phú, sinh 1.5.04, Đức Thọ, Đại học Phương Đông Liên Xô từ 1926 - 4.30, Tổng Bí thư Đảng đầu tiên, bị bắt 9.1.31, bị tra tấn dã man, mất ở nhà thương Chợ Quán 6.9.31. Lý Tự Trọng, Hà Tĩnh, bắn chết mật thám Pháp 8.2.31, bị bắt, bị địch tử hình 20.11.31.
     Năm 1932. Nguyễn Đức Cảnh, Thuỵ Anh, tham gia Chi bộ Đảng đầu tiên, chiến xỹ xuất sắc của Công nhân, công đoàn, đầu 31 bị bắt, xử 26.1 cùng 102 chiễn sỹ Cộng sản, bị giết hại 31.7 tạI Hải Phòng. 10.9 Bảo Đại chấp chính sau 10 năm học ở Pháp, 12.11 Nam triều Quyết định dùng chữ Quốc ngữ ở Trung Kì.
     Năm 1933. 28.11, Nghị định toàn quyền Đông Dương lập thành phố cấp III Phan Thiết. 21.12, Nghị định Thống đốc Nam Kì đặt Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Tháng 6.51, tại Xan Phơransco, Nhật cam kết từ bỏ danh nghĩa và đòi hỏi với Hoàng Sa, Trường Sa, đại diện Huế khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
     Năm 1934, 24.6 Hội nghị Ban Lãnh đạo Đảng ở Ma Cao kiểm đIểm 2 năm và chuẩn bị Đại hội lần 1.
     Năm 1935, 27.3 Đại hội Đảng I ở Ma Cao 13 đại biểu của 600 đảng viên, phát triển Đảng, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô,.. bầu Trung ương: Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Hoàng Đình Giang.
     Năm 1936, 27.6 Họp Trung ương 3 ở Thượng Hải triển khai Nghị quyết 7 Quốc tế Cộng sản 25.7.35.
     Năm 1937, 25.8 Họp Trung ương 4 ở Bà Điểm đề nhiệm vụ cần kíp, Nguyễn Văn Cừ vào Thường vụ.
     Năm 1938, 29.3 Họp Trung ương 5 ở Bà ĐIểm, nhấn mạnh tổ chức, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
     Năm 1939. 26.8 Nhật ném bom Thất Khê, chết 65, bị thương 57 người (chiếm Hoàng Sa từ tháng 3). 6-8.11 Họp Trung ương 6 ở Bà Điểm lập Mặt trận Phản đế, đánh đổ đế quốc Pháp, giải phóng dân tộc.
     Năm 1940. 22.6 Pháp đầu hàng Đức, để cho Nhật dùng Bắc Kì làm căn cứ quân sự. 27.9 Khởi nghĩa Bắc Sơn hơn 600 người tham gia đánh đồn Mỏ Nhài, chiếm Châu lỵ, xoá chính quyền cũ. Trần Đăng Ninh được cử lãnh đạo hướng mục tiêu xây dựng lực lượng. 13.10 lập đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên. 29.10 Phan Bội Châu mất ở nhà Bến Ngự (Huế). 6-9.11 Họp Trung ương 7 ở Đình Bảng, Bắc Ninh. Chủ trương vũ trang, bạo động giành chính quyền. Cử Chấp hành lâm thời, Quyền Tổng bí thư Trường Chinh, ra 2 Quyết định cấp thiết : phát triển ảnh hưởng Bắc Sơn và hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ. 23.11 Khởi nghĩa Nam Kỳ Trung ương hoãn không kịp, bùng nổ, quần chúng nổi dậy khắp các tỉnh, đặc biệt Mỹ Tho, chưa chín muồi nên thất bại, địch bắt, giết hại 6000 người, nhiều đảng viên ưu tú, còn lại rút về Đồng Tháp, U Minh ẩn, chờ thời cơ.
     Năm 1941. 13.1, Đội Cung và 50 lính Đô Lương nổi dậy, giết chỉ huy, lấy thành Vinh, bị bắt, bị hại 25.4.  8.2, Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ về Pắc Bó, Cao Bằng chuẩn bị Hội nghị Trung ương 8. 14.2 Lập bộ đội du kích Bắc Sơn 32 chiến sĩ Lương Văn Chi Chỉ huy ra đời ở Khuổi Nọi xã Vũ Lễ, đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương giao nhiệm vụ, cờ đỏ sao vàng. 10-19.5 Bác Hồ chủ trì Hội nghị Trung ương 8 thành lập Mặt trận Việt Minh tại Khuổi Nậm, Pắc Bó, xác định cách mạng sẽ kết thúc bằng vũ trang, lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kì, bầu Trung ương, Bí thư Trường Chinh, bổ sung Hoàng Văn Thu, Hoàng Quốc Việt vào Thường vụ. 15.5, Lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Hội Nhi đồng cứu vong, tiền thân Đội Thiếu niên, Nhi đồng ngày nay. 26.8 Pháp giết hại Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, nhiều chiến sỹ khởi nghĩa Nam Kì ở Hóc Môn. 15.9 Lập Trung đội Việt Nam cứu quốc quân thứ hai 47 chiến sĩ, 5 tiểu đội tại rừng Khuôn Mánh, Vũ Nhai.
     Năm 1942. 29.8 Khi sang Trung Quốc tranh thủ Quốc tế, Bác Hồ bị Tưởng bắt tại Túc Vinh, Tĩnh Tây. 13 tháng bị đối xử tàn tệ ở 30 nhà tù 13 huyện của Quảng Tây, Bác viết trăm bài thơ, 13.9.43 mới được thả. 6.8 Lê Hồng Phong hy sinh ở nhà tù Côn Đảo.
     Măm 1943. 25-28.2 Thường vụ Trung ương họp tại Võng La Đông Anh thông qua đề cương Văn hoá  2.3 Bác sỹ Yecxanh, sinh 1863 qua đời tại Nha Trang. Tháng 4 Thành lập Hội Văn nghệ Cứu quốc.
     Năm 1944. 25.2 Lập Trung đội Cứu quốc quân thứ 3, 24 chiến sỹ tạI rừng Khuổi Kịch Sơn Dương. 7.3 Đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại nhà tù Sơn La. 7.5 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn Khởi nghĩa". 24.5 Đồng chí Hoàng Văn Thụ (bị bắt tháng 8.43) bị sát hại tạI Bạch Mai. Tháng 10, Vì chưa đủ đIều kiện, Bác Hồ chỉ thị hoãn Nghị quyết "Phát động chiến tranh du kích" của Liên Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng ra từ tháng 7. 22.12 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam) 34 chến sỹ chọn từ du kích Cao-Bắc-Lạng, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy ra đời tại rừng Nguyên Bình Cao Bằng. Vừa ra đời đã diệt đồn Phai Khắt (xã Cam Lộng, Nguyên Bình)17 giờ 24.12, diệt đồn Nà Ngần 7 giờ 25.12.
     Năm 1945. 9.3 Nhật đảo chính Pháp. 9-12.3 Hội nghị Thường vụ Trung ương chỉ thị: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". 10.3 Xã Trung Mầu Tiên Du giành chính quyền, lập Uỷ ban Giải phòng. 11.3 Khởi nghĩa Ba Tơ, lập Chính quyền cách mạng, 14.3 Lập Đội Du kích Ba Tơ 28 chiến xĩ. 15.3 Tổng bộ Việt minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". 15.4 Hội nghị Quân sự Bắc Kì tại Hiệp Hoà, thống nhất Cứu Quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân, lập 7 chiến khu : Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (Bắc Kỳ), Phan Đình Phùng, Trưng Trắc (Trung Kì), Nguyễn Tri Phương (Nam Kì), cử Uỷ Ban Quân sự: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh.16.4 Tổng bộ Việt minh chỉ thị "Tổ chức các Uỷ ban Dân tộc giải phóng". Đầu tháng 5, Bác Hồ về Tuyên Quang đặt căn cứ chỉ đạo Cách mạng ở Tân Trào chuẩn bị Đại hội Quốc dân. Tháng 5 Lập chiến khu Hoà-Ninh-Thanh, có đội vũ trang ở các trung tâm : Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá), Mường Khói (Hoà Bình). 4.6 Lập Khu Giải phóng Việt Bắc, 6 tỉnh Cao Băc Lạng Thái Hà Tuyên có Uỷ ban nhân dân thực hiện 10 chính sách của Việt Minh với 1 triệu đồng bào. 8.6 Lập chiến khu Trần Hưng Đạo sau chiếm đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch, có Uỷ ban cách mạng. 12.6 Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra nghị định đổi tên Trường Trung học Bảo hộ Hà Nội thành Chu Văn An. 13.8 Uỷ ban khởi ngiã toàn quốc (5 uỷ viên, Tổng bí thư Trường Chinh phụ trách) ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân vùng lên  giành chính quyền. 14.8 Nhật tuyên bố đầu hàng. Tổng bộ Việt minh hiệu triệu toàn dân đứng lên giành chính quyền. 16.8 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào 60 đại biểu Trung Nam Bắc và kiều bào quán triệt chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi Đồng minh đến, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, định Quốc kì, Quốc ca, cử Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam (Chính phủ Lâm thời), Chủ tịch là Hồ Chí Minh, 1 Uỷ ban thường trực 5 người : Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền, giao toàn quyền chỉ huy cho Uỷ ban khởi nghĩa hành động. 18.8 Cơn lũ lịch sử gây nạn lụt tàn phá đồng bằng Bắc Bộ. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Mỹ Tho. 19.8 Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Thái Bình, Phúc Yên, Khánh Hoà. Toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Sơn Tây (20.8), Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận (21.8), Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An (22.8). Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Hà Đông, Hoà Bình, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu (23.8), Hà Nam, Quảng Yên, Lâm Viên, Đắc Lắc, Phú Yên, Gò Công (24.8), Thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bình Thuận, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Sa Đéc, Kon Tum, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La (25.8), Châu Đốc, Biên Hoà, Hòn Gai (26.8), Rạch Giá, Quảng Ngãi (27.8), Đồng Nai thượng, Hà Tiên (28.8). Ngày 25.8 Bác Hồ về Hà Nội, ở 48 Hàng Ngang, tai đây họp phiên đầu Thường vụ Trung ương bàn nhiệm vụ cấp bách, Bác viết Tuyên ngôn Độc lập (28-31.8). Ngày 27.8 Bác Hồ tiếp các Bộ trưởng Chính phủ Lâm thời được mở rộng để đoàn kết, và ra tuyên cáo. 28.8, Danh sách Chính phủ Lâm thời được công bố. 30.8 Bảo Đại thoái vị tại Ngọ Môn trước Đoàn Chính phủ : Trần Huy Liệu (Trưởng), Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận. Ngày 2 tháng 9, Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, Chính phủ Lâm thời nhậm chức 13 Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Tuyên truyền, Thanh niên, Kinh tế, Cứu tế xã hội, Tư pháp, Y tế, Giao thông công chính, Lao động, Tài chính và Giáo dục. 23.9 Sáng. Xứ uỷ, Uỷ ban Nam bộ họp cấp tốc quyết kháng chiến chống Pháp gây hấn Chiều, Sài Gòn tổng đình công, dựng chướng ngại, chiến đấu đánh trả. Đầu tháng 10, phong trào Nam tiến khắp Bắc, Trung bộ 8.11 Bác Hồ kêu gọi chống giặc đói được hưởng ứng mạnh mẽ, nạn đói bị dập tắt.
     Năm 1946. 6.1 Tổng tuyển cử đầu tiên, hơn 90% cử tri đi bầu Quốc hội khoá 1. 31.6 Phát hành giấy bạc Việt Nam. 2.3 Quốc hội thông qua 72 đại biểu Quốc Dân đảng và Cách mạng đồng minh hội (2 đảng tay sai của Tưởng Giới Thạch) vào Quốc hội, bầu Ban Thường trực, Tiểu ban dự thảo Hiến pháp, kháng chiến Uỷ viên hội, Đoàn Cố vấn tối cao. 6.3 Kí Hiệp định sơ bộ : Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ của mình trong Liên bang Đông Dương, Pháp cam đoan thừa nhận kết quả trưng cầu dân ý về thống nhất 3 miền, Việt Nam để 15.000 quân Pháp vào thay Tưởng một thời gian quy định rồi rút, đình chiến để đàm phán chính thức. 14.4-12.5 Hội nghị trù bị 2 bên ở Đà Lạt. Phía ta, đồng chí Võ Nguyên Giáp vạch trần âm mưu muốn lập lại thuộc địa, Pháp ngoan cố nên bế tắc. 28.5 Lập Mặt trận Liên Việt rộng rãi. 6.7-13.9  Đàm phán Việt Pháp tại Phôngtennơblo. Đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng, Pháp vẫn phá hoạI Hiệp định sơ bộ nên bế tắc. 14.9 Đàm phán không thành, Bác Hồ phải kí tạm ước với Pháp tại Pa ri để tranh thủ củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến. 20.10 Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 28.10-28.11 Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên (8.11), Danh sách Chính phủ, chuẩn bị kháng chiến.19.12 (17, quân Pháp thảm sát ở Hàng Bún, Yên Ninh, 18, chiếm Bộ Tài chính, Giao thông công chính, gửi tối hậu thư, 17,18, Thường vụ Trung ương họp tại Vạn Phúc quyết định toàn quốc kháng chiến). Đêm 19.12, tiếng súng nổ ra ở Hà Nội , mở đầu Ngày toàn quốc kháng chiến. 20.12 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
     Năm 1947 7.10 - 22.12 Chiến thắng Việt Bắc, diệt 3000, gây thương 3000, bắt 270 tên, bắn rơi 18 máy bay,, huỷ 255 xe, bắn chìm 16 tàu, 28 ca nô địch, chuyển phòng ngự sang cầm cự.
     Năm 1948. 20.1 Phong sĩ quan: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Lâm, Hoàng Văn Thái, Le Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình. 25.1 Thành lập Liên khu: 1, 3, 10 (Bắc Bộ), 4, 5 (Trung Bộ), 7, 8, 9 (Nam Bộ) và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.
     Năm 1949. 15.6 Khai giảng khoá đầu Trường Đại học Sư phạm 2 Khoa Văn và Khoa học.
 14.7 Ban hành sắc lệnh giảm tô 25%, xoá bỏ phụ tô và quá điền, lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh. 28.8 Thành lập Đại doàn quân Tiên phong (308) ở Đồn Du Thái Nguyên, đơn vị chủ lực ta đầu tiên.
     Năm 1950. 14.1 Chính phủ tuyên bố Đường lối ngoại giao, liền sau đó Liên Xô, Trung Quốc và hàng loạt nước anh em công nhận và quan hệ ngoại giao với nước ta. Đại hội lần 1: Tổng Liên đoàn (1-15.1) ở Thái Nguyên, Hoàng Quốc Việt Chủ tịch, Đoàn Thanh niên (21.2) ở Việt Bắc, Hội Liên hiệp phụ nữ (tháng 4) ở Việt Bắc. Tháng 3 thành lập Đại đoàn Vinh Quang (304) gồm những đơn vị có thành tích ở Liên khu 4. 16.9 Chiến dịch Lê Hồng Phong (chiến dịch Biên giới) vào Đông Khê, Thất Khê dọc đường 4 thắng lợi, khai thông biên giới liên lạc với Trung Quốc, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa..
     Năm 1951. 11 - 19.2 Đại hội Đảng 2 tại Việt Bắc, đại biểu: 158 chính thức, 53 dự khuyết, thay mặt 76 vạn đảng viên, thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam, bầu Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh, thực hiện giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa. 3.3 Đảng Lao động Việt Nam ra công khai, lãnh đạo kháng chiến. 18.11 Mở Chiến dịch Hoà Bình, 5 đại đoàn 308, 312, 304, 320, 316 cùng lực lượng địa phương phá "bình định" của giặc, giải phóng thị xã Hoà Bình (23.2.1952), 1000 km2, 2 vạn dân, 4000 km2, 2 triệu dân vùng sau lưng địch (Cù Chính Lan ném lựu đạn vào buồng lái xe tăng diệt địch), giành chủ động ở Bắc Bộ  
     Năm 1952 14.10 Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi, tiêu diệt 13.800 địch, chiém lại 100 vị trí ở Tây Bắc.
     Năm 1953. 1 - 24.1 Chiến thắng An Khê, diệt 7 đại đội, thu 558 súng, 30 tấn đạn, 25 máy
vô tuyến đIện. Chính phủ ban hành những Sắc lệnh và Nghị định về ruộng đất (12.4), Chính sách Dân tộc (22.6), Chính sách Tôn giáo (4.10). 1 - 4.2 Quốc hội thông qua luật Cải cách ruộng đất, thủ tiêu, xoá bỏ, quyền, chế độ  chiếm hữu ruộng đất của đế quốc, phong kiến địa chủ, thực hiện người cày có ruộng. 10-24.12 Thắng Chiến dịch Lai Châu, giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ ĐIện Biên Phủ), Bế Văn Đàn làm giá súng ở Mường Pồn.
     Năm 1954. 27.1-5.2 Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, diệt 8 cứ điểm, 2000 địch, giải phóng tỉnh Kontum. 13.3-7.5 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng phá tan kế hoạch Na Va. 8.5 Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, Trưởng phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng. Cuối tháng 5 tiến hành đợt 1 cải cách ruộng đất ở 47 xã Thái Nguyên và 6 xã ở Thanh Hoá. 20.7 Kí Hiệp định Giơnevơ, đình chiến, quân đội Pháp rút hết, 3 nước Đông Dương tổng tuyển cử, Việt Nam tạm chia 2 miền qua ranh giới tạm thời sông Bến Hải, tháng 7.1956 Tổng tuyển cử thống nhất. 10.10 Bộ đội và chính phủ ta tiếp quản Thủ đô. 17,18.10 Thủ tướng nước ấn Độ Nê Ru, người đứng đầu chính phủ một nước lớn đầu tiên thăm chính thức nước ta,.
     Năm 1955 16.5 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. 10.9 Lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bác Hồ Chủ tịch danh dự, Bác Tôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch. 15-20.9 Họp Quốc hội 5.I bầu Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp, Phan Kế Toại, ra mẫu Quốc kì, Quốc huy, sửa Quốc ca
     Năm 1956 4.3 Mỹ Diệm tuyển cử riêng, lập "Việt Nam Cộng hoà" ở miền Nam. Tháng 7 Xong Cải cách ruộng đất miền Bắc, 10 triệu nông dân có ruộng. Tháng 9 Giáo dục phổ thông 10 năm miền Bắc.
     Năm 1958 Bắc: Xây Nhà máy Cơ khí Hà Nội (12.4), In Tiến bộ (28.5), Sân Hàng đẫy (24.8), đài Mễ Trì (6.9), đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải (1.10), xoá xong nạn mù chữ (cuối tháng 12). Quốc hội thông qua kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế (9-14.12). Miền Nam: 2.10 Dân xã Trà Lĩnh, Trà Bồng vũ trang nổi dậy trừng trị ác ôn. 10.10 Đánh quận lỵ Dầu Tiếng, diệt bắt hàng tất cả địch. 25.10 Đánh đoàn cố vấn Mỹ MAAG ở Biên Hoà, diệt 13, gây thương 6 sĩ quan. 1.12 Mĩ Diệm đầu độc 1000 người yêu nước ở Phú Lợi.
     Năm 1959 Tháng 5 Hội nghị Trung ương 15 phương hướng nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Trung ương 16 đường lối chính sách hợp tác nông nghiệp, cải tạo công thương tư bản tư doanh miền Bắc.
     Năm 1960 Miền Bắc: Công bố Hiến pháp mới (1.1), Luật Hôn nhân Gia đình (13.1). Điều tra dân số (1.3) miền Bắc 15.916.955 người. Bầu cử Quốc hội II (8.5) với 97,52% cử tri đi bầu. Họp Quốc hội II (7-15.7) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đại hội Đảng III (5-10.9) tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, cách mạng dân tộc đân chủ ở miền Nam, thống nhất nước nhà, bầu Tổng bí thư Lê Duẩn. Miền Nam: 17.1 Đồng khởi Bến Tre, giải phóng 3 xã. 20.12 Lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
     Năm 1961 Miền Nam: 15.2 Thống nhất các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh các Lực lượng Vũ trang giải phóng miền Nam. Miền Bắc: 23-27.2 Đại hội 2 Tổng Công đoàn, Chủ tịch Hoàng Quốc Việt. 2.7 Bắn rơI máy bay thả biệt kích C47 tại Tô Hiệu Kim Sơn Ninh Bình, diệt và bắt gọn địch. 30.7 Tốt nghiệp 633 kĩ sư Bách khoa khoá I. 20.9 Giáo sư Tôn Thất Tùng "mổ gan khô" thành công ở Việt Đức.
     Năm 1962 1.1 Lập Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam, cương lĩnh tán thành chương trình hành động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. 16.2 Đại hội lần 1 Mặt trận Dân tộc Giải phóng bầu Uỷ ban Trung ương 52 vị, luật sư Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch. 24.5 Mỹ Diệm kết án Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư.. đày Côn đảo. 24.7 Bộ Chính trị nghị quyết 3 xây (trách nhiệm, quản lí, cải tiến kĩ thuật) 3 chống tham ô, lãng phí, quan liêu. 19.10 Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn Đoàn Mặt trận Dân tộc giảI phóng thăm miền Bắc.
     Năm 1963 Đánh ấp Bắc, diệt 430 địch (13 sĩ quan Mỹ), 3 M113, 1 tầu chiến, 21 máy bay. 11.6 Sư Quảng Đức tự thiêu phản đối Diệm đàn áp Phật giáo. Tháng 12 Nghị quyết trung ương 9 "về xét lại"
     Năm 1964 Miền Nam: 30.1 Nguyễn Khánh lật Dương Văn Minh đứng đầu Nguỵ Sài Gòn.. 26.8 Đánh bom khách sạn Caravel diệt trên 100 xâm lược Mỹ. 26.8  Đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất diệt 200 lính Mỹ. 15.10 Mỹ Nguỵ giết hạI Nguyễn Văn Trỗi (bị bắt khi đang đặt bom giết trùm chiến tranh Macnamara). 5.12 Đánh Bình Giã thắng lợi, diệt 2000 địch, có 38 Mỹ, diệt 37 xe, bắn rơI 24, bắn hỏng 13 máy bay. 24.12 Đánh bom khách sạn Bơ Rinh diệt 155 Mĩ (16 quan cấp tá). Miền Bắc: 5.8 Hải quân đánh đuổi tầu Ma đốc xâm phạm biển Thanh Hoá, Mỹ dựng "sự kiện vịnh Bắc bộ", cho tầu, máy bay  đánh nước ta ở Lạch Trường, Bến Thuỷ, cửa sông Gianh. Ta bắn rơI 1, bị thương 2 máy bay. 18.11 Nguyễn Viết Xuân chỉ huy đại đội cao xạ bắn rơi 3 máy bay Mĩ đánh phá Chà Là tây Quảng Bình, sắp hi sinh hô "nhằm thẳng quân thù, bắn". Thắng chiến tranh phá hoại: 5.8.64, đến 17.3.73 miền Bắc bắn rơI 4181 máy bay, 143 tàu chiến, trong đó Từ 6.4 - 30.12.72   dùng lớn máy bay: 40% chiến thuật (1177 chiếc), 45% chiến lược (193 B52), 3/4 tàu của Hạm đội 7 (14 tầu), 1/2 tầu sân bay (6 tầu) đánh phá ác liệt. Chỉ 12 ngày: 18 - 29.12.72, Mĩ bị bắn rơI 81 máy bay
(34 B52). Riêng Hà Nội bắn rơi 23 B52, 2 F111, nhiều phản lực khác, lập nên "ĐIện biên Phủ trên không"
     Năm 1965 27,28.5 Núi Thành Quảng Nam diệt 139 lính thuỷ đánh bộ Mỹ. 20.7 Bác Hồ kêu gọi nhân ngày 20/7:...”Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng quyết chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn”... 18.8 Vạn Tường Bình Sơn diệt 919 Mĩ nhiều phương tiện. 10.10-18.11, Plâyme diệt 3000 đich (1700 Mĩ). 27.12 Nghị quyết Trung ương 12 động viên cả nước đánh thắng Mĩ vì độc lập thống nhất.
     Năm 1966. 8.11-5.2 Củ Chi chống càn diệt 2421 địch. 27.1-7.3 Bình Sơn Bình Định chống càn diệt 7540 địch (có 4763 Mĩ, 400 Nam Hàn). 8-23.3, Chiến khu D Biên Hoà chống càn diệt 1700 Mĩ , nhiều phương tiện. 30.5 Liệt sỹ Nguyễn Văn Bé diệt 69 Mĩ, 3 xe bọc thép. Tháng 7,  Bác Hồ công bố lệnh động viên cục bộ. 17.7, Bác Hồ kêu gọi:…"Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do, đến ngày thắng lợi nhân dân ta xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn "….28.10-25.11 Tây Ninh thắng hành quân càn của Mĩ Nguỵ, diệt 3200 địch chủ yếu Mĩ, nhiều trang bị. 
     Năm 1967 2-29.1 Thủ Dầu Một thắng cuộc hành quân "Xi đa phôn" diệt 3200 địch chủ yếu Mỹ, nhiều trang bị. 15.2 Bác Hồ gửi thư trả lời Tổng thống Mĩ Giôn Sơn. 22.2-15.3 Tây Ninh thắng hành quân Gian Sơn Sy Ty lớn nhất, diệt 11.000 địch hầu hết Mỹ, rất nhiều trang bị. 24.4-7.5 Tấn công Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà diệt 3500 địch phần lớn Mĩ, 120 máy bay. 6.7 Tấn công Gio An Quảng Trị diệt 1300 Mĩ, 16 xe tăng. Trung tuần tháng 8, Đại hội bất thường mặt trận Dân tộc Giải phóng đề cương lĩnh quyết chiến đấu đánh bại Mĩ, đánh đổ nguỵ, lập chính quyền liên hợp dân chủ trung lập hoà bình thống nhất nước nhà và 10 chính sách lớn. Đầu tháng 10, Mĩ Tho đập tan hành quân của Mĩ trên đường 4, diệt 2100 địch (1600 Mĩ) và trang bị. 8.11, Lộc Ninh Phước Bình diệt 3500 địch (hơn 2000 Mĩ) và trang bị. Tháng 11, Đắc Tô diệt 4200 địch (3100 Mĩ), 32 máy bay. Tháng 12 Bộ Chính trị chủ trương Tổng tấn công mùa xuân 1968.
     Năm 1968 29, 30.1 Mở đầu tổng tiến công ở Tây Nguyên. Đến 4.2 Trung Trung Bộ đã có 37 thị xã, tỉnh lị nổi dậy diệt hơn 5 vạn địch (hơn 1 vạn Mĩ), 1500 máy bay, 4000 xe , 50 tầu thuyền và trang bị khác. ở Sài Gòn, diệt 3 vạn đich (14000 Mĩ), 400 máy bay, 500 xe, 12 tàu xuồng. Tại Huế diệt 1 vạn địch, bắt sống 2000 tên, 118 máy bay, 250 xe, phá 2 nhà tù giảI phóng 2200 tù chính trị. 17,18.2, Đồng loạt đánh 70 mục tiêu ở 20 thành phố, thị xã miền Nam. Đầu tháng 3, Đồng loạt đánh 30 thành phố, thị xã, 20 sân bay miền Nam. Đến 15.3 diệt 15 vạn địch (45000 Mĩ), 2200 máy bay, 3500 xe, nửa lực lượng hậu cần địch. 16.3, lính Mĩ sát hạI 502 dân thường Sơn Mĩ, Sơn Tịnh. 3.4 Chính phủ tuyên bố viẹc Mĩ  "ném bom hạn chế miền Bắc" từ 31.1, cử người đàm phán với ta tạI Pa ri. 3.5 Ta cử Bộ trưởng Xuân Thuỷ đàm phán tạI Pa ri. 4,5.5 Cùng lúc tấn công 30 thành phố thị xã, 70 thị trấn, 27 bộ chỉ huy, 44 sân bay. Tháng 5, diệt 72000 địch (32000 Mĩ), 1000 máy bay, 2100 xe, 120 tầu, 230 pháo, phá 300 cầu. 13.5, Phiên họp đầu giữa ta và Mĩ ở Pa ri. 9.7 Kết thúc 170 ngày chiến dịch Khe Sanh (từ 21.1), diệt 17000 địch (13000 Mĩ), 480 máy bay, 60 pháo, 50 kho xăng, buộc Mĩ rút. 17.8-30.9 Tổng tấn công 27 thành phố, 100 thị trấn, 17 sân bay, 3 kho, 6 bộ tư lệnh. 22,23.8  Quảng Nam Đà Nẵng tấn công diệt 6050 địch (2500 Mĩ). 10.12 Mặt trận Dân tộc giải phóng cử ông Trần Bửu Kiến đàm phán tại Pa ri (về sau bà Nguyễn Thị Bình).
     Năm 1869. 18.1, Phiên họp đầu, đến 25.1, Phiên họp thứ nhất hội nghị 4 bên về Việt Nam tạI Pa ri. Tháng 4, Bộ chính trị nghị quyết đánh bại "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ. 10.5 Lập chính quyền Cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn, giáo sư Nguyễn Văn Chi làm Chủ tịch. Tháng 5, Đánh 57 căn cứ đầu não, 41 sân bay, 25 cảng quân sự, diệt 65000 địch (30000 Mĩ). 6-8.6 Lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Kiết, Nguyễn Đoá, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo. 1.8-15.9 Đánh 40 thành phố thị xã, 60 chỉ huy sở, 30 sân bay, diệt 65000 địch (25000 Mĩ), 795 máy bay,2600 xe (1450 tăng). 2.9 9 giờ 47 phút sáng, Hồ Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại vô cùng yêu kính của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người chiễn sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc qua đời. Sáng 9.9 lễ truy điệu Bác Hồ tại Quangt trường Ba đình, Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc đIếu văn và di chúc. 7.11 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố về thủ đoạn ngoan cố kéo dàI chiến tranh của chính quyền Ních Sơn, đòi chúng rút hết để cho nhân dân Việt Nam tự quyết định công việc nội bộ của mình. 29.11, Bộ Chính trị quyết định "giữ dìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nguyên vẹn và lâu dài".
     Năm 1970. Tháng 1, Hội nghị Trung ương 18 quyết định đánh bại "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ. 1-26.4 Đắc Siêng Kon Tum đánh thắng hành quân "tất thắng" diệt 2497 địch (35 cố vấn Mĩ), 76 máy bay, 32 đại bác. 17.6 sáng kiến 8 đIểm của đoàn Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tại Pa ri. 10.12 Đề nghị 3 đIểm để ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam của đoàn Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Pa ri.
     Năm 1971. Tháng 2, Hội nghị Trung ương 19 chủ trương 3 mũi giáp công: Quân sự (phảI đánh thắng), Chính tri (nổi dậy đồng loạt), ngoại giao (bàn hội nghị Pa ri). Tháng 2,3 Đường 9 Khe Sanh thắng hành quân "Lam sơn 719" diệt 7000 địch. 10.4 Sau hơn 4 tháng U Minh đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch diệt 7500 tên. 11.4 Bầu cử Quốc hội IV. Tháng 6, Bộ Chính trị trung ương bàn kế hoạch mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972. 7-10.6 Quốc hội IV bầu Chủ tịch nước-Hội đồng Quốc phòng Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tháng 8, miền Bắc khắc phục lụt chưa từng thấy trong 100 năm qua ở Bắc bộ.
     Năm 1972. 30.3-3.4 Trị Thiên diệt 6500 địch giải phóng 10 vạn dân 2 huyện Gio Linh, Cam Lộ và khu Mai Lộc. 16.4 Chính phủ tuyên bố về bước leo thang mới của Mĩ đối với miền Bắc. 27.4-1.5 Giải phóng thị trấn Đông Hà, thị xã Quảng Trị, toàn tỉnh Quảng Trị, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng Quảng Trị. 15.7, Sau 100 ngày, Mặt trận đường 13-Bình Long diệt 22000 địch, 200 máy bay, 600 xe, 150 đạI bác. 5.8 Bình Định đánh các sào huyệt diệt 3200 địch, 19 máy bay, 10 xe, đốt 40 triệu lít xăng. 15-21.9 Quảng Ngãi tiến công nổi dậy ở nhiều nơi, 5 vạn dân giành được quyền làm chủ nhiều nơi.
     Năm 1973. 15.1, Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt toàn bộ việc ném bom, bắn phá, thả mìn miền Bắc. 23.1, Lê Đức Thọ và Kitxinggơ kí tắt hiệp định Pa ri về Việt Nam. 27.1, Kí hiệp định Pa ri về Việt Nam 9 chương 23 đIều: Hoa Kì tôn trọng độc lập thống nhât, chấm dứt chiến tranh, dính líu can thiệp quân sự, tôn trọng quyền tự quyết của miền Nam, các bên miền Nam hiệp thương để lập hội đồng quốc gia hoà hợp đôn đóc thực hiện hiệp định, tổng tuyển cử tự do dân chủ, thống nhất Việt Nam từng bước bằng hoà bình. 2.2, họp hội nghị quân sự 4 bên thực hiện ngừng bắn, rút quân Mĩ, tháo gỡ bom mìn. 10-13.2 Kitxinggơ đến Hà Nội thảo luận về quan hệ 2 nước sau chiến tranh. 12.2 116 giặc lái Mĩ được trao trả tại Gia Lâm. 1.3 Lập Uỷ ban kinh tế hỗn hợp Việt Mĩ để làm việc từ 15.3-30.4, nhưng 19.3 Mĩ tự ý đình hoãn vô thời hạn. 29.3, Mĩ cuốn cờ rút khỏi Tân Sơn Nhất, 107 giặc lái cuối cùng được trao trả. 12-17.9 Phi Đen đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị. Tháng 10, Hội nghị Trung ương 21: Con đường cách mạng miền Nam vẫn là bạo lực, phương châm là kết hợp chính trị, quân sự, ngoại giao. 5.12, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tuyên bố về hành động leo thang chiến tranh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
     Năm 1974. 12-14.2 Đại hội 3 Tổng Công đoàn, Chủ tịch danh dự Bác Tôn, Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, 30.9-8.10 Bộ Chính trị quyết định phương án giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976. 18.12-8.1.75 Bô Chính trị nhận định nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam năm 1975.
     Năm 1975. 3.3, Tất cả cơ quan, đoàn thể, quân đội làm việc chế độ liên tục 8 giờ/ngày. 4.3-24.3 Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, diệt 12 van địch, thu toàn bộ vũ khí trang bị, giải phóng hoàn toàn 60 vạn dân Tây Nguyên. 24.3, Bộ Chính trị nhận định thời cơ chiến lược đã đến, tập trung nhanh nhất lực lượng, vũ khí để giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. 31.3, Bộ Chính trị chỉ thị phải thần tốc táo bạo bất ngờ chắc thắng, tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng tư, không thể để chậm. Chỉ thị được công bố ngày 1.4. 6.4, Bầu cử Quốc hội khoá V. 8.4, Trung uý phi công của Sài Gòn Nguyễn Thành Trung ném bom xuống dinh Độc lập của Tổng thống Nguỵ. 14.4, Tại một khu rừng ở Lộc Ninh, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chính trị lấy tên chiến dịch Tổng công kích giải phóng SàI Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh. 26-30.4, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng Sài Gòn 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4, kết thúc 137 năm chống thực dân Pháp, Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ, giành độc lập hoàn toàn. 3-6.6, Quốc hội V bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng. 29.8, Khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 22.9, Chính phủ quyết định bỏ thu học phí học phổ thông từ năm học 1975-1976. 22.9, Phát hành tiền ngân hàng Việt Nam trên toàn miền Nam. 15-21.11 Hội nghị hiệp thương bàn thống nhất về mặt nhà nước, đại diện Bắc, Nam, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Hùng (Bí thư đảng bộ miền Nam).
     Năm 1976. 25.4, Bầu Quốc hội 38 tỉnh, thành phố trực thuộc cả nước. Thống nhất đoàn thể : Thanh niên (2-5.6), Công đoàn (6-8.6), Phụ nữ (10-12.6). 24.6-3.7, Quốc hội thống nhất (VI) thông qua tên nước, Quốc kì, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, tổ chức hoạt động nhà nước, lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp, đặt tên thành phố Hồ Chí Minh, lập 6 Uỷ ban của Quốc hội, bầu Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 10-20.12, Đại hội Đảng IV đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, định đường lối cách mạng Xã hội chủ nghiã, Tổng Bí thư Lê Duẩn. 31.12, Thông đường sắt Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh 1730 km.
     Năm 1977. 30.1-4.2, Đại hội Mặt trận, Chủ tịch Hoàng Quốc Việt. 26.9, Việt Nam vào Liên hợp quốc.
     Năm 1978. 8-11.5, Đại hội 4 Công đoàn, Chủ tịch Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thuận. 3.1 Kí Hiệp ước Việt-Xô tại Maxcơva. 30.12 Bộ Ngoại giao tuyên bố về chủ quyền với Hoàng sa, Trường sa.
     Năm 1979. 7.1 Quân đội ta giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. 20.7 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng từ trần, 75 tuổi. 1.10 Điều tra dân số cả nước, 52.741.766 người.
     Năm 1980. Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, 92 tuổi. 30.3 Công nhận 83 GS, 347 PGS đầu tiên.3.7 Kí Hiệp định dầu khí Việt-Xô. 23-31.7 Phạm Tuân dự chuyến bay vũ trụ Việt-Xô. 18.12 Công bố Hiến pháp mới
     Năm 1981. 13.1 Chỉ thị 100 CT/TW khoán trong nông nghiệp. 26.4 Bầu cử Quốc hội VII,
25.6-4.7 Quốc hội 7 bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng  
     Năm 1982. 27-31.3 Đại hội Đảng V, TBT Lê Duẩn. 19.5 Đại hội Phụ nữ, chủ tịch Nguyễn Thị Định.
     Năm 1983. 12-14.5 Đại hội II Mặt trận, Chủ tịch KTS Huỳnh Tấn Phát. 16-18.11 Đại hội V Công đoàn, Chủ tịch Nguyễn Đức Thuận, Tổng Thư ký Phạm Thế Duyệt. 14.12 Nghị quyết 154HĐBT về khoán nông nghiệp.
     Năm 1985. 10-17.6 Hội nghị Trung ương về giá lương tiền. 13.9 Thu đổi tiền trong 5 ngày, có sai sót.
     Năm 1986. Tháng 5, Trung ương tự phê về giá lương tiền, quyết xoá bao cấp. 10.7 Đ/C Lê Duẩn từ trần. 14.7 Bầu TBT Trường Chinh. 15-18.12 Đại hội Đảng VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, 3 cố vấn
     Năm 1987. 19.4 Bầu Quốc hội VIII. 17.6 Quốc hội bầu Chủ tịch nước Võ Chí Công, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. 16.10 Kí hiệp định biên giới Việt-Lào.
     Năm 1988. Đồng chí Trường Chinh từ trần, thọ 82. Tự kết thúc: 2 Đảng Xã hội, Dân chủ (15,18/10)
     Năm 1989. 1.4 Tổng điều tra dân số 64.411.668 người, 48,6% nam, 51,4% nữ. 5.4 Tuyên bố chung Việt Nam-Lào-Campuchia rút tình nguyện quân việt Nam ở Campuchia. 30.9 KTS Huỳnh Tấn Phát mất
     Năm 1990 14.6 Quốc hội 7 miễn thuế nông nghiệp. 13.10 Lê Đức Thọ (Phan đình Khải) mất, thọ 80.
     Năm 1991. 9.3 Quyết định mở hệ đào tạo cao học. 24.6 Đại hội Đảng VII thông qua cương lĩnh thời kỳ quá độ, Tổng bí thư Đỗ Mười (kiêm thay chức Phạm Hùng). 27.7 Quốc hội 7 bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt thay Đỗ Mười. Tháng 8, tháng 12 Quốc hội VIII tách 10 tỉnh ghép trước.
     Năm 1992. 24.3 Quốc hội VIII thông qua Hiến pháp 1992. 19.7 Bầu Quốc hội IX.19.9 Quốc hội IX bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 16.10 Dân số cả nước 70.737.110. 19.11 Đại hội I Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. 25.12 Hoàng Quốc Việt (Bắc Ninh) từ trần.
     Năm 1994. Tháng 1 Di tích Huế - Di sản thế giới. 3.2 Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam. 10.9 Pháp lệnh  "mẹ Việt Nam anh hùng". 27.10 Có 11.931 mẹ (5496 mẹ từ trần). 16.12 Hạ Long-Di sản thiên nhiên thế giới.    
     Năm 1995. 14.4 Lý Xương Căn Hàn Quốc hậu duệ thứ 31 vua Lý dự lễ hội ở Đình Bảng. 11, 12.7 - Bình thường hoá Việt-Mỹ, thiết lập ngoại giao Việt-Mỹ cấp đại sứ. 28.7 Việt Nam gia nhập ASEAN.
     Năm 1996. 19.3 Nguyễn Thị Thập (Nguyễn Thị Ngọc Tốt, Tiền Giang) từ trần, thọ 99. 28.6 Đại hội Đảng VIII, Tổng Bí thư Đỗ Mười. Nguyễn Đình Tứ, Can Lộc, Hà Tĩnh, UV Bộ Chính trị TW Đảng hoá VIII từ trần. 9.8 Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ, Vĩnh Long) từ trần, thọ 84. 24.12 Nguyễn Hữu Thọ (Long An) nguyên Quyền Chủ tịch nước từ trần, thọ 87.
      Năm 1997. 30.4 39.782 mẹ Việt Nam anh hùng. 10.5 Nhà Y-Báo-Văn hoá Nguyễn Khắc Viện, Hương Sơn, Hà Tĩnh từ trần, thọ 84. 20.7 Bầu Quốc hội X. 20.9 Họp Quốc hội X, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Phan Văn Khải. 22.12 Trung ương bầu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
     Năm 1998 10.3 Clintơn tuyên bố bãi bỏ áp dụng điều luật Giăc Xơn đối với Việt Nam. 10.4 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Định từ trần, thọ 78. 27.4 Nguyễn Văn Linh, Hưng Yên từ trần, thọ 84.
     Năm 1999. 25.1 Nghị quyết TW 6 lần 2: xây dựng Đảng. 1.4 Tổng điều tra Dân số: 76.324.753. 24.7 Chủ tịch mặt trận Lê Quang Đạo từ trần, thọ 78. 2.10 Làm việc 40 giờ/tuần. Tháng 12 Hội An, Mỹ Sơn-Di sản văn hoá thế giới
     Năm 2001. 19-22/4 Đại hội Đảng IX, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
     Năm 2002, 19.5, Bầu Quốc hội khoá XI, Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá XI bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải
     Năm 2006, 18-25/4 Đại hội Đảng X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Tháng 6, Quốc hội khoá XI bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 11, Hội nghị Apec 2006 tại Hà Nội. 11/11, Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới - World Trade Organizations (WTO).
     Năm 2007, 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. 20/5, Bầu Quốc hội khoá 12, 493 đại biểu. 18/7, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 12, bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ có 22 Bộ và Cơ quan ngang Bộ (Bộ mới : Công Thương, Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên Môi trường và Biển, Bộ NN&PTNT có cả Thuỷ sản).
     Ngày 16/10/2007, Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với 183/190 phiếu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét