Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

NHỮNG VIỄN TỔ THỜI TIỀN SỬ

NHỮNG VIỄN TỔ THỜI TIỀN SỬ,
hậu duệ Bùi Việt Nam cần luân niên lễ Giỗ, tôn tạo di tích
                                                                                                       BL
     -Từ 2005 đến nay, họ Bùi đã tìm mộ và giỗ 2 viễn tổ Bùi Thach Đa – Bùi Thạch Đê ở Hiền Quan Phú Thọ thời Hai Bà Trưng (năm 43 Thế kỷ I). Năm 2010 đã được Nhà nước (cấp tỉnh) xếp hạng di tích lịch sử Rừng Cấm - Giếng Mỏ, căn cứ kháng chiến cuối cùng chống Mã Viện. Rằm tháng Chạp Canh Dần đã làm lễ giỗ trận 500 liệt sỹ, quân của Nhị Công, có họ Bùi Yên Bái, Hải Phòng (Vĩnh Bảo) về dự, cùng đại diện UBND tỉnh. Họ Bùi Việt Nam do GS TSKH anh hùng LLVTND Bùi Đại dẫn đầu.
     -Ngày 16/11/2010, UNESCO đã công nhận Hội Gióng là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 01/01/2011 đoàn đại diện BLLHBVN đã về Bộ Đầu, Thường Tín Hà Nội dâng hương Đức Thánh Gióng, thăm Chi họ Bùi và tìm hiểu tư liệu, chụp được Thần phả, sắc phong. Được biết thời Hùng Vương thứ VI, một phú ông ở Phù Đổng, vợ là Bùi Thị Dung sinh một con trai vào giữa 07/01. Giặc Ân xâm lược, ngài tự xưng là Thiên tướng đánh tan giặc Ân, cởi áo cưỡi ngựa bay về trời ngày 09/4. Hùng Vương VI tôn là “Phù Đồng Thiên Vương”. Lý Thái Tổ phong làm Xung thiên Thần Vương lập miếu tại Phù Đổng, tạc tượng ở núi Vệ Linh. Bùi Thị Dung chính là mẹ Đức Thánh Gióng (Quốc mẫu). Bố Bùi Thị Dung là Bùi Cẩn (truyền thuyết phi vật thể).
     -Cuối 2010, BLLHBVN nhận được thần tích thành hoàng làng Bất Nạo, huyện Kim Thành Hải Dương (Thần sắc - Viện Thông tin khoa học xã hội  1995 số 9630) do bác Bùi Thái Ty ở Phú Thái, huyện Kim Thành trao, là một tư liệu quí.
     Theo thần tích :”Gia đình họ Đào ăn ở phúc đức, sinh hạ một bọc 2 trai: đệ nhất là lợi Dinh cư sĩ, đệ nhị là lợi Dung cư sĩ thời Hùng Vương XVIII, đệ tam là em nuôi Bùi Đình Chấn hiệu không có, không rõ ngày sinh, được phong Thiền tướng, hoá 01/7, có công giúp 2 anh kết nghĩa đánh giạc, hiện được thờ bằng tượng, long ngai nhưng không có mũ, áo, xiêm” Theo tờ trình của lý trưởng, chánh hương hội 30/7/1938 gửi tri huyện Kim Thành thì : Bùi Đình Chấn là con thứ 3 quan Đô Thống Lĩnh ở làng. Nhưng theo thần tích Thành hoàng, các vị trên là dân đến lưu cư (?). Phải chăng Bùi Đình Chấn là tướng công họ Bùi chỉ huy các gia tộc mình trong cánh quân 5200 người ở Trang Song Quan mà Duệ Vương giao cho tứ vị thượng đẳng thần họ Hà chống quân Thục ở Sóc Sơn – Kinh Bắc. (Đã tạo thời cơ cho cánh quân Tản Viên Sơn Thánh diệt 3 vạn quân Thục ở Quỳnh Nhai - Mộc Châu Tây Bắc). Còn tứ vị họ Hà trước khi đồng hoá chỉ dặn lại dân Song Quan phải lập đền thờ tướng công họ Ngô, còn tướng công họ Bùi, họ Lê, họ Trần không thấy di chúc lại (?).
     Nghiên cứu hai tư liệu thấy:
   1. Bài khấn Mỹ tự ở đình Song Quan Phú Thọ (nghe nói nguồn gốc từ Hùng Vương VI qua 2 câu đối cổng đình) có đoạn: “Con họ cung thỉnh đức tứ vị thượng đẳng thần…các tộc đẳng vị 2 bên tả hữu: Ngô gia tiên tổ, Bùi gia tiên tổ, Lê gia tiên tổ, Hà gia tiên tổ, cập thập nhị đẳng họ…”
     Các họ trên chính là gốc bản địa Giao Chỉ bao gồm: Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Tây Thanh Hoá, trong đó có huyện Mê Linh (Mê Linh thời Hán là hữu ngạn sông Thao từ các huyện Hạ Hoà, Cẩm Khê qua các huyện phía Tây Hà Nội tới Chương Mỹ, Hoài Đức – Sách khởi nghĩa Hai Bà Trưng của Nguyễn Vĩnh Phúc tr. 98).
     Như vậy, tổ họ Bùi có từ trước Công nguyên rất xa, địa bàn là Giao Chỉ quận, trung tâm là Phong Châu – Mê Linh)
   2. Ngọc phả của vua Lê Đại Hành (980-1005) lưu giữ ở Song Quan bản dịch chữ Nho 24 trang A4; Bản thần tích thành hoàng làng Bất Nạo bản dịch chữ Nho có 5 trang A4, đều có niên hiệu Hồng Phúc (1572), đều do Hàn lâm lễ Viện đông các đại học sỹ, thần Nguyễn Bính phụng soạn, theo chính bản. Như vậy 2 bản Ngọc phả của vua Lê Đại hành (NPLĐH) và thần tích Bất Nạo (TTBN) có cùng thời gian, cùng do Nguyễn Bính phụng soạn (NPLĐH  có thêm quan Hùng Lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền), tất yếu có sự liên quan. Bản chất 2 bản nhiều đoạn rất giống nhau:
     a. Bản NPLĐH ghi: “Ở Song Quan nhà họ Hà tên Thuỵ, nhà giàu, vợ chồng lấy đức làm chính, thiện nhỏ cũng làm, tác ác thì thôi, dân làng đều khen là người tích thiện, ắt có phúc thừa. Rồi, vợ nuốt thiên tinh hào quang, về sinh một bọc, đẻ ra tứ vị đại thần họ Hà (Hắc Giang, Thổ Lân, Thiên Cương, Thiên Thắng – CT”.
     Còn TTBN thì ghi: “Đạo Bắc cổ xưa (Phủ Thuận Thành), gia đình họ Đào rất chuyên cần, làm điều thiện tránh điều ác…không giành lợi dù là nhỏ, trong việc đức. Dân khen ngợi tất có phúc đức về sau…vợ nằm mơ Thiền sư cho 2 viên bach ngọc. Một tiếng nổ lớn, tỉnh mơ, mang thai, sinh một bọc hai trai: Lợi Sinh và lợi Dụng họ Đào”…
     b. NPLĐH ghi: “Thời cuối Hùng Vương, ý trời sắp hết. Duệ Vương sinh 20 hoàng tử và công chúa, đều theo nhau về trời. Chỉ còn lại, Tiên Dung gả cho Đồng Tử phủ Khoái Châu, huyện Đông An, trang Đa Hoà. Công chúa thứ hai là Mỵ Nương. Vua dựng lầu cửa thành Việt Trì tuyển người tài. Có thánh Tản Viên họ Nguyễn tên Tùng (vua định nhường ngôi, Sơn thánh từ chối)…Rồi bộ Ai Lao họ Thục tên Bạn vốn tông nhà Hùng được chia trị Ai Lao, cầu viện quân các nước 100 vạn, 8000 ngựa, chia 5 đường tiến quân. Thư từ ngoài khẩn cấp một ngày đến 5 lần. Duệ Vương lo lắng. Sơn thánh tâu: hơn 2000 năm qua, những bậc thánh quân 6, 7 ngài, nhân sâu ơn dày. Nay nước nhà quân mạnh, uy đức vua khắp phương. Nhiều đấng anh tài như đô uý tứ vị, nên trao làm tướng quân. Duệ Vương nghe, mừng, bèn triệu tứ công trao làm Tiền lộ tướng quân, đem 5000 binh mã lấy ở Song Quan gồm Ngô tộc, Bùi tộc, Lê tộc, Trần tộc và các họ khác trên 200 người làm chân tay…cùng tướng quân họ Ngô cất quân thẳng tiến như gió thổi đâug thuyền, chiêng trống vang động núi rừng. Một ngày đêm tới Kinh bắc, đạo dưới núi Sóc Sơn. Giặc Thục 4 mặt kéo lại. Tứ công cùng Ngô tướng quân bàn bạc, tiến công đánh thắng giặc ngay trận đầu, chém được đầu chính tướng, tuỳ tướng, xác địch chất thành núi, máu chảy thành sông, sỹ tốt vài vạn đầu, thu vô số khí giới, lương thảo, lừa ngựa. Tứ công ngoảnh thấy quân Thục chạy tán loạn,…dặn bản trang gia thần, Song quan phải thờ Tiền lộ tướng quân họ Ngô. Duệ Vương mở tiệc lớn ăn mừng, phong cấp cho các tướng sỹ...”
     TTBN thì ghi: “Thời ấy triều Hùng vận mạt…Duệ Vương sinh 20 hoàng tử, 6 công chúa nhưng…Sớm chầu tiên giới…Tế tử Sơn Thánh cũng không nhận ngôi. Chúa Ai Lao họ Thục tên Phán dòng họ Hùng xưa được phân trị Ai Lao. Nghe Duệ Vương đã già, Thục Phán thấy cơ hội, liền cầu viện các nước, điều binh mã, phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Thục Phán chia 5 đường tiến quân, thế giặc mạnh, tin cấp báo về một ngày 5 lần. Vua Hùng lo lắng triệu Sơn Thánh họ Nguyễn tên Tùng đến. Sơn Thánh tâu: Tên 2000 năm, các thánh quân tại vị, đều lấy Văn - Đức trị vì…Nay quốc giầu dân mạnh..nhiều anh tài như hai anh em họ Đào, bách thần Sơn, thuỷ xuất thế. Vua rất mừng, triệu nhị vị Đào công đến, phong làm tả hữu thuỷ đạo thượng tướng quân. Hai ông tuyển trong làng được 60 trai tráng. Duy có Bùi Đình Chấn anh hùng thao lược, dũng kiện hơn người, được hai ông kết nghĩa làm em thứ 3, phong Thiên tướng. Quân Ai Lao theo đường Kinh Bắc kéo đến Sóc Sơn. Quân Thục kéo đến 4 phía. Trải qua 2 – 3 ngày bị bao vây. Bùi tướng công tự làm đốc tướng vung đao hô toàn bộ sỹ tốt lao vào, quân Thục náo loạn, tướng giặc bị chém, hàng ngàn bị giết. Ta thu vô số vũ khí, lương thực, xe ngựa…Vua khao thưởng. Hai ông tâu: “Giặc bị đánh bại do có Thiên tướng Bùi Công tiên phong phá thế trùng phong của giặc tại Sóc Sơn”.
     Nghiên cứu hai tư liệu trên: Các tình huống các tình huống chiến trận đều trùng nhau về thời gian, địa điểm (Sóc Sơn – Kinh Bắc), nhưng lực lượng và mục tiêu, cách đánh có khác nhau (lực lượng ở Song Quan 5200 quân, lực lượng Đào công 60 quân); cùng quân Thục kéo đến 4 phía. Nhưng cánh quân Song Quan tiến công tiêu diệt lón; Cánh quân nhị Đào công bị vây thế trùng phong, buộc Bùi Đình Chấn phải phá vây nhưng diệt được địch, cũng thu vô số vũ khí.
     Theo truyền lại, ở Song Quan khi Duệ Vương về mở tiệc, chỉ có Ngô tướng quân hy sinh. Còn tướng quân họ Bùi, Lê, Trần vẫn ở lại tảo thanh tại chiến địa vùng Khoái Châu, huyện Đông An và trấn Sơn Nam (Lý Nhân – Phú Xuyên), trong đó còn có Bùi Công Tài ở trang Tông Chất, quận Sơn Nam có 289 quân. Tướng Bùi Công Tài là đệ tử của thần Trung Thành Phổ tế đại vương là dân bản địa Phong Châu - Bạch Hạc.
     Vậy phải chăng tướng công Bùi Đình Chấn chính là vị chỉ huy gia thần Bùi tộc Song Quan, mà tượng thờ ở Bất Nạo tuy có long ngai nhưng lại không có mũ, áo, xiêm, tên hiệu (như thần tích ghi) vì ngày Duệ Vương mở yến tiệc phong cấp chính ngạch tại Song Quan vắng mặt. Vì vậy, ngày 10/10/1853 vua Tự Đức phải sắc cho xã Bất Nạo: “Thần chưa được dự phong, nay ta nhận mệnh lớn tri ân tới công lao của thần, chuẩn cho thần là Thành Hoàng của xã”. Điều cần nghiên cứu: đại quân Song Quan của tứ vị đại thần và 4 tướng tộc Ngô, Bùi, Lê, Trần có 5000 quân + 200 quân của 12 họ khác, thì tướng họ Bùi chỉ huy ít nhất trên dưới 1000 quân. Còn cánh quân của Nhị công họ Đào – Bùi Đình Chấn chỉ có 60 trai tráng gia thần thủ túc? Có lẽ, đây chỉ là số quân mới tuyển thêm ở Bất Nạo (?).
     Dù sao, đến nay, tộc Bùi viễn tổ cổ đại, hậu duệ Bùi Việt Nam có thể luân niên lễ giỗ, gồm: Bùi Cẩn – Bùi Thị Dung thời Hùng Vương VII; Bùi Công Tài – Bùi Đình Chấn thời Hùng Vương XVIII; Bùi Thạch Đa – Bùi Thạch Đê thời Hai Bà Trưng.
     Riêng viễn tổ Bùi Công Tài, nhất là Bùi Văn Thốn Quỳnh Lưu (đời vua Thục) rất thiếu tư liệu chính sử. Đề nghị các chi tộc thu thập ngọc phả, thần phả (thần tích-thần săc), săc phong, tượng thành hoàng, lễ hội đặc trưng thờ phụng, mộ chí, đền thờ, văn bia, truyền tuyết, huyền sử.. đã được cơ quan Bộ Văn hoá in ấn v..v.. gửi về Tiểu ban lịch sử BLLHBVN bản sao, ảnh chụp để giúp nghiên cứu. Từng chi tộc lập hồ sơ di tích lịch sử (theo mẫu của cơ quan VH-TT-DL huyện, tỉnh) hội thảo khoa học, đệ trình để cơ quan chủ quản báo cáo tỉnh – thành phố xét duyệt cấp bằng di tích lịch sử. Các tỉnh-thành, các chi tộc khác cũng sưu tầm các loại tư liệu trên về viễn tổ của mình, chỉnh lại gia phả chuẩn xác, khách quan. Chủ yếu để giáo dục hậu duệ về truyền thống văn - đức làm chính, thiện nhỏ cũng làm, tác ác thì thôi, không hám danh lợi. Đồng thời từng miền, từng địa bàn, BLL tỉnh-thành phố tổ chức đi lại các ngày giỗ, để liên kết dòng tộc.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 64 TỈNH THÀNH

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 64 TỈNH THÀNH
(Trích Tài liệu của Bùi Xuân Vịnh, Phó khoa thường trực khoa Du lịch biên tập cho sinh viên Du lịch Đông Đô tham khảo năm 2007)
Nguồn tư liệu: Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ (33)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Khánh Hoà là tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, với 200 km bờ biển ở phía Đông, liền kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước. Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tình đan xen và hoà nhập. Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.
3. Khí hậu: Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 260C . Do có những vùng núi cao trên 1.000 m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới. Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.
    Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Khánh Hoà rất thuận lợi cho tham quan du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió tây nóng và gió tu bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.
4. Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.197,45 km2, gồm các nhóm chính: đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng; đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thuỷ sản; đất xám bạc màu chiến 4,6%; đất đỏ vàng và các loại đất khác chiếm 84,4%, hiện đang được sử dụng để trồng màu và cây công nghiệp, có khả năng khai hoang mở rộng diện tích nông - lâm nghiệp.
    Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của Khánh Hoà rất hạn chế, chỉ có 74,9% nghìn ha, chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7 nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng khai hoang để đưa vào sử dụng. Các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất khó khăn cho việc mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m2/người.
    Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với 322,4 nghìn ha, chiếm 61,3%. Song hiện nay, diện tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đang còn là vùng đất trống, đồi núi trọc. Đây là một tiềm năng lớn, song muốn khai thác và sử dụng được phải đầu tư lớn.
5. Tài nguyên rừng: Diện tích có rừng hiện có 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và Ninh Hoà. Tuy rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà song việc khai thác bữa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt.
6. Tài nguyên khoáng sản: Có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, đá vôi, san hô, đá granít… Tuy nhiên, các loại khoáng sản này chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp, mà còn ở dạng khai thác thủ công quy mô nhỏ, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp. Trong các loại khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thuỷ tinh Cam Ranh, trữ lượng 34,3 triệu tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh) trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn, inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn (chưa tính đảo), nước khoáng được phân bố rải đều trên địa bàn. Cát thuỷ tinh Cam Ranh là cát có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất thuỷ tinh quang học, pha lê và thuỷ tinh kỹ thuật cao cấp.
7. Tài nguyên biển: Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngoài khơi và ngư trường ngoài tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến vịnh Thái Lan. Mặt khác, khai thác ngư trường quanh quẩn đảo Trường Sa vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng.
    Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển Khánh Hoà còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.
    Dọc bờ biển Khánh Hoà có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài 5 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hoà có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2 km. Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin… Khánh Hoà đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển.
II. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Khánh Hoà nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003, Nha Trang được thế giới công nhận một trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hoà là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh nên có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
    Bờ biển Nha Trang có nhiều băi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, bãi Tiên, cầu Đá, sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần Phú - cầu Đá - bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này. Nơi đây sẽ xây dựng con đường du lịch song hành và các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao. Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ  thế giới, có điều kiện đầu tư để phát triển kinh tế đa ngành, trở thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng làng du lịch. Hệ thống khách sạn  và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây dựng mới… tạo cho thành phố Nha Trang nói riêng và Khánh Hoà nói chung có lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái biển.
    Cảnh quan Khánh Hoà cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Khánh Hoà là vịnh Vân Phong, Đảo Hòn Gốm là phức hợp du lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực châu Á - Viễn Đông. Ngoài bãi biển Khánh Hoà còn có các điểm tham quan, du lịch khác như đền Miếu, tháp Chàm, chùa Long Sơn, lầu Bảo Đại, Hòn Chuông, Hòn Yến, suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lết, khu di tích Yersin tại Hòn Bà… Nha Trang của Khánh Hoà kết hợp với Đà Lạt của Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một tứ giác du lịch có triển vọng nhất của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Tỉnh Khánh Hoà có bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong và bãi biển Nha Trang. Trong tương lai, vịnh Vân Phong sẽ hình thành khu kinh tế tổng hợp với ưu tiên thứ nhất là phát triển cảng trung chuyển quốc tế, ưu tiên thứ hai là phát triển du lịch mang tầm khu vực và quốc tế. Nha Trang vừa được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và có một hệ thống dịch vụ - du lịch khá hoàn hảo, đã, đang và sẽ xây dựng. Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh sẽ trở thành một khu du lịch sôi động và cao cấp bên cạnh sân bay quốc tế Cam Ranh.
    Nguồn lợi biển phong phú, diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn cho phép phát triển mạnh ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KIÊN GIANG (34)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông
Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.269 km2, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2.
    Tỉnh có 2 thị xã, 11 huyện,111 phường, xã, thị trấn và hai huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải.
    Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Singapo, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.
2. Đặc điểm địa hình Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển.
Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống
3. Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Đất đai ở Kiên Giang được chia thành 4 vùng chính là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và huyện Gò Quao), vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
    Đất nông nghiệp hiện có 402,6 nghìn ha, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên; đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng triệt để góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang mạnh hơn nữa.
2. Tài nguyên rừng: Kiên Giang không có nhiều rừng, nên trữ lượng gỗ ở đây không lớn như các tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ nhưng rừng ở đây lại có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn huyện có rừng đặc dụng ở Phú Quốc, rừng bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử U Minh, rừng phòng hộ ven biển. Dự kiến năm 2005, toàn tỉnh có 138.900 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 81.400 ha, rừng sản xuất 57.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%.
3. Tài nguyên khoáng sản: Theo đánh giá, Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác: Nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét), nhóm kim loại, đặc biệt là nhóm khoáng sản phi kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, than bùn có trữ lượng lớn.
    Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra nhưng hang động và những danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm.
    Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn, phân bổ tập trung ở U Minh Thượng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như đất sét để sản xuất xi măng, đất sét làm gạch ngói, gốm sứ.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Kiên Giang được coi là vùng đất có “rừng vàng biển bạc” với nhiều danh lam thắng cảnh như đảo Phú Quốc, Hà Tiên, quần đảo Nam Du, quần đảo Bà Lụa, rừng U Minh Thượng, Hòn Đất…rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là đảo Phú Quốc trong tương lai sẽ trở thành khu du lịch sinh thái cao cấp của cả nước và khu vực. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều di tích văn hoá lịch sử lâu đời. Một nhà thơ đã ví Kiên Giang như Việt Nam thu nhỏ với “một ít hang sâu, động hiểm của Lạng Sơn, có ngọn núi chơi vơi giữa biển khơi của vịnh Hạ Long, có ít núi đá vôi của Ninh Bình, ít thạch thất sơn môn của Hương Tích, chùa chiền Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hoá và một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải…”
2. Những lợi thế so sánh: Tỉnh Kiên Giang có nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có. Tỉnh có bờ biển dài trên 200 km, có nhiều sông núi và hải đảo rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Bên cạnh đó tỉnh nằm trong vùng vịnh Thái Lan gần với các nước Đông Nam Á khác như Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo nên có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá với các nước trong khu vực, đồng thời cũng đóng vai trò cầu nối của các tỉnh miền Tây Nam Bộ với các nước láng giềng.
    Nguồn tài nguyên biển của tỉnh còn rất phong phú: ngư trường khai thác thuỷ sản trên 63.000 km2, bãi triều rộng ở vùng ven biển, ven đảo rất phù hợp cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, nghêu, sò, cá lồng, ngọc trai…
    Bên cạnh đó tỉnh còn nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên như vườn quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng; đảo Phú Quốc, khu du lịch Mũi Nai, chùa Hang; những di tích văn hoá lịch sử… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KON TUM (35)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên  và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
2. Đặc điểm địa hình: Phần lớn lãnh thổ tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dẫn từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 m – 700 m; phía Bắc có độ cao từ 800 m - 1.200 m; có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596 m.
3. Khí hậu: Do tính chất đặc thù, khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C, lượng mưa trung bình năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian. Đặc biệt, mùa khô kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), độ ẩm giảm mạnh, có gió đông bắc thổi mạnh, lượng bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn trong phát triển cây trồng, vật nuôi của tỉnh.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 961.450 ha, với nhiều loại đất như: đất phù sa có 15.670 ha, chiếm 1,63% diện tích đất tự nhiên; đất xám 10.442 ha, chiếm 1,09%; đất đỏ vàng 483.575 ha, chiếm 50,3%; đất mùn vàng trên núi 437.305 ha, chiếm 45,48%; đất thung lũng 3.405 ha, chiếm 0,35%; đất xói mòn trơ sỏi đá, ao hồ, sông suối 11.053 ha, chiếm 1,15%. Đất đai Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp. Đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá mắcma axít, đất phù sa được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày (Đăk Hà, Đắk Hồ, Ngọc Hồi, thị xã Kon Yum). Hiện có 207.760 ha đất đồi núi chưa được sử dụng, đây là quỹ đất tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó đất có khả năng nông nghiệp khoảng 50.000 ha (đất cho phát triển cây hàng năm khoảng 20.000 ha, đất trồng cây công nghiệp khoảng 30.000 ha), đất có khả năng lâm nghiệp 150.000 ha, có thể khai thác trồng 120.000 ha và khoanh nuôi tái sinh 30.000 ha.
2. Tài nguyên rừng: Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như: cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông… với diện tích đất có rừng là 621.450 ha, trữ lượng khoảng 54 triệu m3 gỗ và 2 tỷ cây tre nứa, độ che phủ của rừng đạt trên 64%. Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và dược liệu cao như: gió, sâm Ngọc Linh, sa nhân, nhựa thông, song mây, bông đót, mã tiền, vạng đắng, hoàng đắng, ngũ gia bì, hà thủ ô… Hiện tại, Kon Tum có bốn khu từng đặc dụng, đó là: khu bảo tồn thiên nhiên Chưmôrây, khu rừng đặc dụng này rất phong phú và đang dạng về số lượng chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm được ghi trong cuốn sách đỏ Việt Nam như: voi, hươu vang, cà toong, công…
2. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản Kon Tum rất phong phú và có trữ lượng tương đối lớn như: vàng gốc và vàng sa khoáng tập trung ở huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Kon Plông, Đăk Hà; bôxít tập trung ở Măng đen, Kon Hà Nừng (huyện Kon Plông); than bùn ở xã Ya Chiêm, Hoà Bình (thị xã Kon Tum); đá gablopioxen màu đen có ở huyện Ngọc Hồi và xã Ya Chiêm; nước khoáng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô), Đắk Ring, Ngọc Tem, Hiếu (huyện Kon Plông). Ngoài ra, còn có cát sỏi, đá xây dựng phân bố ở thị xã Kon Tum, huyện Sa Thầy có trữ lượng lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.
 2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Kon Tum có tiềm năng về thuỷ điện vào loại lớn nhất cả nước (2.790 MW). Ngoài các công trình thuỷ điện đã và đang xây dựng. Kon Tum còn có thể xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư đang điều tra, khảo sát các công trình thuỷ điện trên địa bàn. Với việc đầu tư các công trình thuỷ điện hiện nay, trong tương lai, Kon Tum có thể sẽ là một trung tâm điều phối nguồn điện quan trọng của cả nước thông qua đường dây 500 KV.
    Bên cạnh đó, Kon Tum có diện tích nông nghiệp và có khả năng nông - lâm nghiệp bình quân vào loại cao so với cả nước, đất đai địa hình sinh thái đa dạng, có khả năng hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, nhất là cây nguyên liệu giấy…
    Kon Tum còn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu rừng nguyên sinh, di tích đường mòn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LAI CHÂU (36)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Phía Bắc tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáo tỉnh Điện Biên. Tỉnh có 261,2km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc, được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
2. Đặc điểm địa hình: Lai Châu có địa hình núi cao, trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25oc, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên…
3. Khí hậu: Tỉnh Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc có ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa hai mùa. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,25oc. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm, phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió tây và đông nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5 ngày/nãm, có xuất hiện sýõng muối vào mùa ðông, cá biệt còn có tuyết tại các vùng cao.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè) 3.066,88 ha, đất vườn tạp 1.093 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, độ che phủ đạt 31,3%, hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng 9.015,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là rất lớn, khoảng 524.118,87 ha.
2. Tài nguyên rừng: Lai Châu là một tỉnh miền núi cao, khí hậu đa dạng nên rất phong phú về tài nguyên động, thực vật, có điều kiện phát triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Rừng Lai Châu có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơ mu; các cây đặc sản như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre và một số lâm sản khác. Các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở những vùng núi cao, xa và địa hình hiểm trở. Độ che phủ của thảm cỏ thực vật năm 2003 còn khoảng 31,3%.
3. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Lai Châu có một số loại khoáng sản giá trị cao như vàng, kim loại màu, đất hiếm…, song chưa được đầu tư thăm dò, đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các loại quặng barít, florit ở Nậm Xe (Phong Thủ) với trữ lượng trên 20 triệu tấn đã được khai thác từ những năm 1980 nhưng mới ở quy mô rất nhỏ. Các điểm quặng kim loại màu như đồng, chì, kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường với trữ lượng khoảng 6.000 - 8000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm dọc theo bờ sông Đà, Sông Nậm Na song hiện tại mới chỉ có điểm mỏ ở Hát Xum - Sìn Hồ được đầu tư thăm dò và khai thác. Vàng ở khu vực Chinh Sáng (Tam Đường), Ban Bo (Mường Tè), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ). Tỉnh còn có một số điểm suối khoáng nóng
chất lượng nước khá tốt ở Vàng Bó, Than Uyên.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Do điều kiện địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh cùng với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư thấp và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung nên việc đi lại giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác của cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng là trở ngại lớn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do đơn giá quá cao, suất đầu tư lớn, khả năng huy động và sự đóng góp của nhân dân hạn chế.
    Bên cạnh những khó khăn, hạn chế trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; có hai khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc và Lào; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hoá dân tộc phong phú.
2. Tiềm năng du lịch: Lai Châu có nhiều danh lam thắng cảnh và địa danh lịch sử, có nhiều dân tộc cư trú với bản sắc và truyền thống văn hoá đặc thù. Đó là một thế mạnh, một lợi thế so sánh lớn. Nếu nghiên cứu và đầu tư hợp lý, Lai Châu sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ - thương mại và du lịch của khu vực.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LONG AN (37)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương  quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km2. Trên địa bàn tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và Đức Huệ với diện tích đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng.
    Nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam và cận kề với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước, Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Long An bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam, trong đó khu vực phía Bắc và Đông Bắc tương đối cao, khu vực Đồng Tháp Mười thấp, trũng, chiếm 66,4% diện tích đất tự nhiên thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc  và Đông Bắc.
3. Khí hậu: Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Do tiếp giáp giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
    Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 – 27,70C, thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28.90C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,20C. Lượng mưa hàng năm biến động  từ 1.200 – 1.400 mm. Mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời kết hợp với triều cường, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 – 82%.
 II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Theo điều tra cơ bản, Long An có 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ (chiếm 21,5% diện tích), đất phù sa ngọt (chiếm 17,04% diện tích), đất phù sa nhiễm mặn (chiếm 1,26% diện tích), đất phèn (chiếm 55,47% diện tích) và đất than bùn (chiếm 0,05% diện tích). Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bới rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.
2. Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2000, diện tích rừng của tỉnh Long An có 44.481 ha, tỷ lệ che phủ rừng chiếm 17,15%. Cây tràm và cây bạch đàn là hai loại cây trồng chủ yếu với tổng trữ lượng khoảng 1,26 triệu m3 gỗ tràm và bạch đàn. Ngoài ra Long An còn có khoảng 175 triệu cây phân tán. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó tạo ra những biến đổi về hệ sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích rừng bị chuyển sang trồng lúa.
3. Tài nguyên khoáng sản: Long An có trữ lượng than bùn vào khoảng 2,5 triệu tấn, phân bố ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập – Mộc Hoá, Tân Lập – Thạnh Hoá (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (xã Tân Hoà), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Tráp Mốp Xanh).Với độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, than bùn ở Long An là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất chất đốt và phân bón.
    Ngoài ra, tỉnh còn có những  mỏ đất sét ở khu vực phía bắc, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước,… Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: cửa khẩu Tho Mo - Đức Huệ, cửa khẩu Bình Hiệp – Mộc Hoá, cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI (38)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.
3. Khí hậu: Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, bò lai sind…
    Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) hàng năm thường có tuyết rơi.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.
2. Tài nguyên rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m3; rừng trồng gỗ 368.259 m3); 207.512.300 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất chưa có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với vốn rừng trên, chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người, so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người.
    Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).
3. Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn du khách nhiều nơi trên thế giới tới du lịch.
    Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
    Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
2. Tiềm năng du lịch: Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương,..Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế; là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia. Số khách du lịch đến Lào Cai năm 2002 là 350.000 người; khách qua cửa khẩu quốc tế năm 2002 đạt 1,4 triệu lượt người. Năm 2003, khu du lịch Sa Pa tròn 100 tuổi.
    Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một trong 4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc (sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông), hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách quốc tế; đa số du khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai và ngược lại.


                              GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG (39)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố Đà Lạt, 1 thị xã và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh; cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hoà 270 km, Vũng Tàu 340 km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km.
2. Đặc điểm địa hình: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, địa hình đa số là núi và cao nguyên, diện tích đất tự nhiên là 9.765 km2.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có tiềm năng lớn.
3. Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C, thời tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Lâm Đồng có 9 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%, đất dốc trên 250 chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá mầu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao…Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trống đồi núi trọc (khoảng 40%)
2. Tài nguyên rừng: Lâm đồng có 617.000 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh, đặc điểm của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loại tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loài, có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.
    Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan…Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000 – 70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy.
3. Tài nguyên khoảng sản: Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản,
trong đó bôxit, bentonite, cao lanh, diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở qui mô công nghiệp.
    Quặng bôxít ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Theo số liệu điều tra, cao lanh ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin,…sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng tốt, sau khi được hoạt hoá với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diamite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thuỷ khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước…rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Dantania, thác Pren, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
    Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hoá - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách.
    Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực. Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hoà, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hoá. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên…
    Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng; du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hoá - thể thao… Đà Lạt hiện có một sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 20.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Về lâu dài, du lịch là khâu đột phá và là ngành kinh tế mũi nhọn của Lâm Đồng trong cơ cấu kinh tế. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.
    Tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch lãnh thổ hợp lý, xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch, nghỉ ngơi của cả nước và quốc tế, thị xã Bảo Lộc là trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản của tỉnh. Phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 21 gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang quốc lộ 27 gắn với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh. Ổn định và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

                                GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ  TỈNH  LẠNG  SƠN (40)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m
so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250
3. Khí hậu: Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và cây lấy gỗ…
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp.
    Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha.
2. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới.
3. Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng; bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình); quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc,… chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
    Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể, tư nhân. Các khách sạn, nhà khách được nâng cấp trang thiết bị có máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội.
    Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá và ngoại tệ.
2. Tiềm năng du lịch: Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NAM ĐỊNH (41)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
    Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
    Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
    Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
3. Khí hậu: Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24oC, tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17oC; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29oC.
    Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.
    Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm : đất cát (ven sông, ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi.
    Năm 2000, nguồn tài nguyên đất của tỉnh được sử dụng như sau: đất nông nghiệp 106.662 ha (chiếm 65% diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là 91.068 ha; đất chuyên dùng là 25.312 ha (15,4%); đất thổ cư 9.399 ha (5,8%); đất lâm nghiệp 4.723 ha (2,9%) và đất chưa sử dụng chiếm 10,8% với 17.644 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân ðầu ngýời của tỉnh Nam Ðịnh rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m2. Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Thêm vào đó, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 – 120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ 1.500 – 2.000 ha.
2. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng trồng năm 2000 là 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng
hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển.
3. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất – Khoáng sản, trên địa bàn có một số loại:
    Nhiên liệu: gồm than nâu ở Giao Thuỷ, được phát triển dưới dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dưới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ đang được Nhà nước ký hợp tác với các công ty khai thác dầu mỏ của một số nước để thăm dò tìm kiếm.
    Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn phân bố dưới dạng “vết”, trữ lượng ít.
    Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực). Các mỏ sét mới được nghiên cứu sơ bộ, chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và trên 70 km bờ biển cùng với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm của nhân dân đã tạo cho Nam Định có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Ở vùng nước mặn, ước tính toàn tỉnh có khoảng 157.500 tấn cá, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó khả năng cho phép khai thác cá là 70.000 tấn. Bên cạnh đó là các loại tôm với 45 loài, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm; có 20 loài mực, trữ lượng 2.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm. Ngoài ra, 8.500 ha mặt nước lợ cho thu hoạch trên 6.100 tấn/năm thuỷ sản các loại và 13.500 ha mặt nước ngọt hàng năm thu được trên 6.400 tấn cá thịt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trên cơ sở đó, ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản cũng được chú trọng, coi đó là ngành công nghiệp trọng tâm trong thời gian tới nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương.
2. Tiềm năng du lịch: Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước
xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu. Các tiềm năng du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh hiện có:
    Quần thể di tích Đền Trần - Bảo Lộc: nơi thờ 14 vị Vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV; tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch.
    Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực tại xã Xuân Hồng – Xuân Trường.
    Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy: thờ bà chúa Liễu Hạnh, lễ hội được mở vào thánh 3 âm lịch. Chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ với những kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội tổ chức vào tháng 9 âm lịch; ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Chu, đền Thánh Phú Nhai…
    Vùng đất bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (Giao Thuỷ): cách Nam Định 60 km về phía Đông, là sân ga cho nhiều loài chim quý hiếm từ phương Bắc đến cư trú vào mùa đông. Vùng này đã được tổ chức quốc tế RAMSA xếp hạng là vùng du lịch sinh thái của những người yêu thiên nhiên.
    Vùng ven biển còn có 2 bài tắm Quất Lâm và Thịnh Long đang được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng để đón khách về tham quan du lịch nghỉ mát và tắm biển.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH NGHỆ AN (42)
 I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý<샌š> Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông – Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam. Theo đường 8 cách biên giới Việt – Lào khoảng 80 km và biên giới Lào – Thái Lan gần 300 km. Nghệ An hội nhập đủ các tuyến đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không và đường biển. Bên cạnh đường biên giới dài 419 km và 82 km bờ biển, tỉnh còn có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò, kết cấu hạ tầng đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế.
2. Đặc điểm địa hình: Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.648.729 ha, trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ Nam đến Bắc giáp biển Đông và các dãy núi bao bọc. Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ, vì vậy gây không ít trở ngại cho sự phát triển giao thông và tiêu thụ sản phẩm.
3. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và miền Nam. Số giờ nắng trong năm từ 1.500 – 1.700 giờ, bức xạ mặt trời 74,6 Kalo/cm2, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, cao nhất là 430C và thấp nhất là 20C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000 mm. Tuy nhiên, hàng năm Nghệ An còn phải chịu ảnh hưởng của những đợt gió Tây Nam khô nóng và bão lụt lớn. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khoảng 196.000 ha, chiếm gần 11,9% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có trên 685.000 ha (41,8%); đất chuyên dùng 59.000 ha (3,6%); đất ở 15.000 ha (0,9%). Hiện quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600 nghìn ha, chiếm 37% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Số diện tích đất có khả năng đưa vào khai thác sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả là 20 - 30 nghìn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng trên 500 nghìn ha. Phần lớn diện tích đất này tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam của tỉnh.
 2 . Tài nguyên rừng: Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 320.000 ha, rừng đặc dụng chiếm gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha. Nhìn chung rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao.
    Tổng trữ lượng gỗ còn trên 50 triệu m3; nứa 1.050 triệu cây, trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3, nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19 - 20 nghìn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60 nghìn m3; nứa khoảng 40 triệu cây. Ngoài ra còn có các loại lâm sản, song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Không những vậy, rừng Nghệ An còn có nhiều loại thú quý khác như hổ, báo, hươu, nai ...
3. Tài nguyên biển: Nghệ An có bờ biển dài 82 km, 6 cửa lạch, trong đó Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển. Đặc biệt, biển Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có 4.230 hải lý vuông, tổng trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, khả năng khai thác trên 35 – 37 nghìn tấn/năm. Biển Nghệ An có tới 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm...; tôm biển có nhiều loại như tôm he, sú, hùm... Hai bãi tôm chính của tỉnh là Lạch Quèn trữ lượng 250 – 300 tấn, bãi Lạch Vạn trữ lượng 350 – 400 tấn. Mực có trữ lượng 2.500 đến 3.000 tấn, có khả năng khai thác 1.200 – 1.500 tấn. Vùng ven biển có hơn 3.000 ha diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể và trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối.
    Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loại hải sản quý hiếm mà còn được biết đến bởi những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi Diễn Thành, Cửa Hiền… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước khác trong khu vực.
4. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý, ru bi, thiếc, đá trắng, đá granít, đá bazan... Đặc biệt là đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3, trong đó vùng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu có trên 340 triệu m3; vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn thuộc huyện Đô Lương có trữ lượng trên 400 triệu m3 vẫn chưa được khai thác; vùng Lèn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (Anh Sơn) qua khảo sát có trên 250 triệu m3; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp ước tính 1 tỷ m3. Đá trắng ở Quỳ Hợp có trên 100 triệu m3; tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước tính trên 1 tỷ m3. Đá bazan trữ lượng 360 triệu m3; thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn, nước khoáng Bản Khạng có trữ lượng và chất lượng khá cao. Ngoài ra tỉnh còn có một số loại khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng mănggan, muối sản xuất sôđa... là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch : Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Huống là những kho tàng bảo tồn đa dạng sinh học hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước; bãi tắm Cửa Lò có nền phẳng, cát mịn, nước trong, sóng không lớn, cảnh quan và môi trường hấp dẫn ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch.
    Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 1.000 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 130 di tích lịch sử xếp hạng di tích quốc gia, khu di tích Kim Liên – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là khu di tích quốc gia đặc biệt có giá trị lịch sử  to lớn. Với những tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, Nghệ An được Chính phủ xác định là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế : So với nhiều tỉnh bạn, Nghệ An có rất nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có được. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Vì vậy tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế là quỹ đất nông nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biển rất phong phú với  nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Mặc dù thời tiết có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối; một số cây công nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xoài... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học, trình độ sản xuất ngày càng cao.
    Nhìn chung, Nghệ An có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được nâng cấp phát triển đồng bộ, con người Nghệ An năng động, chịu khó học hỏi. Đây là những thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An phát triển kinh tế toàn diện cả về nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NINH BÌNH (43)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.Vị trí địa lý: Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình còn có hệ thống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
2. Đặc điểm địa hình: Ninh Bình có 2 thị xã và có 6 huyện với 144 xã, phường. Mật độ dân số trung bình 657 người/km2. Địa hình của Ninh Bình được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển. dãy núi đá vôi ở phía tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do qua trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang động đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn… Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, chứng tỏ khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu trũng ngày nay. Biển bồi dần tạo nên vùng đồng bằng ven biển nam Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.
3. Khí hậu: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15oC và cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5oC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9) mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 143.300 ha với các loại đất: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồng bằng ven biển) tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đất phù sa cũ, chua, nghèo… (tập trung ở vùng đồng bằng trũng) thích ứng cho thâm canh lúa, hoa màu; đất feranít (vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6.900 ha, chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên. 
2. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có 32.700 ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và được quy hoạch; đất có rừng phòng hộ là 16.500 ha, rừng đặc dụng 14.300 ha và rừng sản xuất (kinh tế và cây ăn quả) là 1.900 ha.
    Diện tích rừng hiện có là 14.368 ha (chiếm 45% diện tích đất lâm nghiệp). Trong đó, rừng
tự nhiên có 11.392 ha với tổng trữ lượng gỗ ước khoảng 1,1 triệu m3, đây là rừng nguyên sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Cúc Phương được bảo vệ. Còn lại là diện tích rừng trồng chủ yếu thuộc đối tượng rừng phòng hộ mới trồng.
3. Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là đá vôi. Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômít, chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng 2 triệu tấn/năm, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân vi sinh.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng
nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá, gạch phải phát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế Ninh Bình tăng tốc và ưu tiên hàng đầu là công nghiệp sản xuất xi măng.
    Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản là trọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.
    Với các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch.
2. Tiềm năng du lịch: Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc – Bích Động, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ và cả nước.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NINH THUẬN (44)
 I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có địa giới chung với các tỉnh Khánh Hoà ở phía Bắc, Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở phía Tây, phía Đông là biển Đông. Diện tích đất tự nhiên là 3.360,1 km2. Tỉnh hiện có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, gồm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên.
3. Khí hậu: Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 – 1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mm/năm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77%. Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/cm2/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C..
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tài nguyên đất của Ninh Thuận không nhiều. Đất đai phần lớn là đồi núi, độ dốc cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha.
    Tổng quỹ đất lâm nghiệp có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sử dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 50 nghìn ha.
    Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha, trong đó có trên 19.200 ha đất bằng, có thể khai thác 17.000 ha để trồng cây lương thực và cây hàng năm; trên 72.500 ha đất đồi núi chưa sử dụng có thể khai thác khoảng 60.000 ha để trồng rừng, cây lâu năm. Diện tích mặt nước chưa sử dụng có khoảng 800 ha, có thể khai thác khoảng trên 700 ha để nuôi trồng thuỷ sản.
2. Tài nguyên biển: Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng sản biển.
    Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực ống, mực nang…Tổng trữ lượng cá, tôm khoảng 120 nghìn tấn, trong đó cá đáy có 70 – 80 nghìn tấn, cá nổi 30 – 40 nghìn tấn, khả năng khai thác hàng năm 50 – 60 nghìn tấn.
    Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn, Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khả năng diện tích làm muối có thể tới 3.000 – 4.000 ha, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hoà, sản lượng thu hoạch hàng năm có thể đạt 400 – 500 nghìn tấn.
    Bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà Ná.
3. Tài nguyên rừng: Rừng của Ninh Thuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái, là một thế mạnh cần khai thác trong thời kỳ tới. Đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận có 157,3 nghìn ha, bao gồm rừng tự nhiên là 152,3 nghìn ha, rừng trồng có 5 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng là 46,8% diện tích rừng. Trữ lượng gỗ của tỉnh gần 11 triệu m3 và có 2,5 triệu cây tre nứa. Rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5 triệu m3 gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn có 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ khoảng 5,5 triệu m3.
4. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại: nhóm khoáng sản kim loại có wolfram ở Krông Pha, núi Đất; molipđen ở Krông Pha, núi Đất (4.000 tấn); thiếc gốc ở núi Đất (24.000); nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp I, Mộ Tháp II; cát thuỷ tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thạnh…; muối khoáng thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở Đèo Cậu…; nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng…
    Hiện nay chủ yếu mới khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng; khai thác muối khoáng để sản xuất muối công nghiệp, khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ. Các khoáng sản làm nguyên liệu cho vật liệu xây dựng còn tiềm năng, có thể khai thác để sản xuất xi măng, làm gạch ngói, đá xây dựng.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước) Nơi đây còn lưu giữ bảo tồn  nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm. Sự đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy, suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng về các di tích văn hoá Chămpa và các tiềm năng kinh tế phong phú khác. Ngư trường Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn của cả nước có nhiều loại hải sản quý và sản xuất được quanh năm. Bờ biển dài có nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, vừa thuận lợi để phát triển sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, khoáng sản ở Ninh Thuận cũng khá phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến một số loại có trữ lượng cao, chất lượng tốt thuận lợi cho khai
thác công nghiệp như đá granít, cát silíc, nước khoáng..

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ (45)
 I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.Vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu
vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
    Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ
các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh
tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
    Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
    Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
2. Đặc điểm địa hình: Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
3. Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
 II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
    Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.
    Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.
2. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).
3. Tài nguyên khoáng sản: Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
    Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.
    Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
    Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc; đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.
2. Tiềm năng du lịch: Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.
    Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)…
    Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH PHÚ YÊN (46)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, cần cù lao động, có học vấn khá và được đào tạo tốt.
    Phú Yên có đường quốc lộ 1A và quốc lộ 25 đi qua. Thị xã Tuy Hoà nằm cách Thủ đô Hà Nội 1.160 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 561 km, cách khu du lịch quốc tế Văn Phong (Khánh Hoà) 40 km. Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường biển.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi xen kẽ đồng bằng. Vùng trung du có những cao nguyên rộng, tương đối bằng phẳng ở huyện sông Hinh, Sơn Hoà rất thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
    Rải rác có núi đá chạy sát ra biển đã chia cắt dải đồng bằng ven biển của tỉnh thành nhiều
đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Ba với diện tích 500 km2. Đây là vựa
lúa lớn của miền Trung.
    Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra dải đất cát ven biển có thể phát triển thành những vùng nuôi tôm trên triều đạt hiệu quả cao. Đặc biệt Phú Yên có cảng hàng hoá Vũng Rô sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hoá của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.
3. Khí hậu: Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung từ 70 – 80% lượng mưa cả năm. Yếu tố này cộng với sông suối ngắn và dốc nên dễ gây lũ lụt. Tuy nhiên, từ khi có lòng hồ nhà máy thuỷ điện sông Hinh đi vào hoạt động đã hạn chế được tình trạng ngập lũ tại đồng bằng Tuy Hoà.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Toàn tỉnh Phú Yên có 20 đơn vị đất đai thuộc 8 nhóm chính: nhóm đất cát biển; nhóm đất mặn ven biển; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất vàng đỏ trên núi; nhóm đất thung lũng dốc tụ; các loại khác. Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 503.512 ha, trong đó đất dùng vào nông nghiệp có 72.300 ha, đất lâm nghiệp có 209.337 ha, đất chuyên dùng có 12.297 ha; đất ở 5.720 ha; đất chưa sử dụng 203.728 ha.
2. Tài nguyên nước: Phú Yên có hệ thống sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Cầu với tổng diện tích lưu vực 4.886 km2, tổng lượng dòng chảy 8.400 tỷ m3 rất thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện, đảm bảo nước cho công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và các loại cây trồng.
    Mỏ nước khoáng Phú Sen nằm cách thị xã Tuy Hoà khoảng 10 – 12 km về phía Tây – Nam, hiện nay đang được khai thác song trữ lượng khai thác để đóng chai khoảng 40.000 lít/ngày. Với công trình thuỷ điện sông Hinh khi đi vào hoạt động thì nguồn nước cho lưu vực cần có một sự bố trí thích hợp để tận dụng những ưu thế của nó ở lưu vực, cần chú ý đến trường hợp khai thác tối đa nguồn thuỷ điện làm ảnh hưởng đến những nguồn lợi khác của nó ở lưu vực như nông nghiệp, thuỷ sản…
3. Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán (tương đương 4.200 ha), gồm các loại cây chủ yếu như bạch đàn, keo lá tràm. Keo tai tượng, xà cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng đen, giáng hương và một số loại khác.
    Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú, có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm); thú có 20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), bò sát có 3 họ và 22 loài (trong đó có 1 loài quý hiếm).
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Phú Yên có nhiều di tích và điểm du lịch như Tháp Nhạn – núi Nhạn ở ngay trong lòng thị xã Tuy Hoà, soi bóng xuống dòng sông Đà Rằng. Từ thị xã đi về phía Bắc, du khách có thể đi thăm sông Cầu, khu du lịch biển Long Thuỷ - một vùng thiên nhiên mênh mông với đầm Ô Loan nước trong vắt, các đảo ven bờ biển như hòn Chúa, hòn Yến, bãi Tiên, chùa Đá Trắng. Đi về phía nam của Phú Yên là cảng Vũng Rô, bãi Xếp, bãi Tiên, ghềnh Đá Đĩa. Đi về hướng tây là khu rừng cấm suối Tar, gò Thì Thùng, nơi ghi lại các chiến tích chiến trường xưa của nhân dân Phú Yên, thác Yaly và thượng nguồn sông Hinh; suối nước nóng Phước Long, suối Tiên..
    Phú Yên còn là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về phong tục, truyền thống văn hoá lễ hội, với những sắc thái văn hoá riêng như hát tuồng, hát bài chòi, các làn điệu hò miền biển, các lễ hội như hội đâm trâu, hội cồng chiêng, âm điệu đàn đá Tuy An…Tất cả những điều này tạo cho Phú Yên một tiềm năng lớn về du lịch.
 2. Những lợi thế so sánh: Phú yên có các lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên các trục giao thông Bắc – Nam, có quốc lộ 1A, quốc lộ 25, đường sắt, đường không, đường thuỷ nối với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đồng thời tỉnh còn là cửa ngõ đối ngoại quan trọng đối với các tỉnh
Tây Nguyên.
    Phú Yên có bờ biển dài có thể phát triển các cảng hàng hoá, cảng cá, đóng tàu. Diện tích vùng nước lợ lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến khá dồi dào và có kinh nghiệm.
    Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có thể hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, da, chế biến hạt điều, lắp ráp điện tử, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn cho tôm, cơ khí nông nghiệp…
    Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào, đa dạng, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến có quy mô vừa và nhỏ.
    Có nhiều loại khoáng sản trữ lượng đủ cho sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản diatomite.
    Với địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên tiềm năng phát triển thuỷ điện khá lớn, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận.
    Tài nguyên nhân văn phong phú với nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nơi hội tụ của nhiều dân tộc hình thành các lễ hội phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH (47)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc gia Cha Lo, cửa khẩu Kà Roong và tương lai sẽ mở hai cửa khẩu quốc gia nữa. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.
2. Đặc điểm địa hình: Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2. Địa hình cấu tạo phức tạp, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính; diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Khoảng 85% diện tích là đồi núi, đá vôi.
    Mật độ sông ngòi dày, toàn tỉnh có 5 con sông chính: sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hoà, sông Dinh. Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành.
3. Khí hậu: Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
    Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 250C – 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm – 2.500 mm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm tương đối 83 – 84%
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Quỹ đất tự nhiên của huyện có 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên). Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%.
    Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng – là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha đất chưa sử dụng.
2. Tài nguyên biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp biển.
    Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu.
    Biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000 loài), có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ Thuỷ Sản (năm 1996), trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình (chưa kể đến một số loài cá như cá ngừ, cá chuồn) là khoảng 51.000 tấn; trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000 tấn chủ yếu là các loài tôm mũ ni, đánh bắt vào vụ nam. Trữ lượng mực là 8.000 – 10.000 tấn…
    Diện tích tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, ao hồ nhỏ, hồ chứa, mặt nước
lớn, diện tích trồng lúa có khả năng nuôi, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển, nước mặn) là 15.000 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản ngọt là 11.000 ha.
3. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn; rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3; rừng phục hồi có 2,6 triệu m3 gỗ. Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại quý hiếm như mun, lim, gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ…
    Đất trống không rừng có 163,4 nghìn ha, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên, cần ðýợc trồng lại rừng và trồng cây chống cát bay, cát chảy. Tài nguyên rừng và ðất rừng của Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi trường.
    Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ thực, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng
4. Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói, đá hộc xây dựng, đá granít,… Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng khoảng 5.400đá vân sọc với nhiều màu sắc đẹp, phân bố ở Xuân Sơn, đá mài (Bố Trạch), Tiến Hoá, Đồng Lê (Tuyên Hoá), Hoà Sơn (Minh Hoá); nguyên liệu gốm sứ có mỏ cao lanh ở Lộc Ninh - Đồng Hới, trữ lượng 30,4 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của nước ta, mỏ dạng lộ thiên dễ khai thác; nguyên liệu cho thuỷ tinh có cát trắng Thạch Anh. Ở phía Bắc Ba Đồn - Quảng Trạch có bãi cát trắng với diện tích rộng gần 40 km2, ước tính trữ lượng 35 triệu tấn, ở Thanh Khê - Bố Trạch có trữ lượng 5 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết cao, hạt mịn, hàm lượng Si02 tới 98 – 99%, nằm cạnh đường giao thông, dễ khai thác vận chuyển, có thể phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp và các vật liệu từ silicát khác.
    Các khoáng sản kim loại và phi khoáng khác có các loại khoáng sản nhiên liệu có mỏ than đá antraxit ở huyện Minh Hoá, trữ lượng khoảng 50 – 100.000 tấn, có ý nghĩa địa phương. Than bùn ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Bố Trạch, trữ lượng khoảng 900.000 tấn là nguồn nguyên liệu phục vụ phân vi sinh.
    Khoáng sản kim loại và kim loại quý hiếm có sắt ở Phú Thiết - Lệ Thuỷ, Thọ Lộc - Bố Trạch; mănggan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đăng (Tuyên Hoá), chì, kẽm ở Mỹ Đức - Lệ Thuỷ; wonfram ở Kim Lũ (Tuyên Hoá); vàng ở Làng Ho, Asóc, La Huy, Bãi Hà, Làng Mô, trữ lượng titan lớn nằm dọc theo bờ biển.
    Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit phân bố chủ yếu ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, có thể khác thác làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp địa phương hoặc cung cấp cho những nhà máy hoá chất; phôphorit phân bố chủ yếu ở các hang động đá vôi Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, dọc theo bờ sông Rào Nậy với 23 điểm khác nhau. Trữ lượng tìm kiếm đánh giá là 150 nghìn tấn, hàm lượng P205 trong quặng trung bình khoảng 15 – 20%. Cùng với than bùn ở Quảng Trạch, đôlômit cũng được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NKP.
    Ngoài ra còn có nước khoáng và nước nóng ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá. Tại điểm Khe Bang (Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 1050C, nguồn nước có áp lực và lưu lượng khá lớn (3,54 l/s). Tỉnh đã khai thác để sản xuất nước khoáng với công suất 7,5 triệu lít/năm.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái.
    Quảng Bình có bốn khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như Cửa Nhật Lệ, cảng Giang, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, di tích Bàu Tró. Đặc biệt Quảng Bình có vùng Karst trẻ Phong Nha - Kẻ Bàng – Him Nậm Nô rộng lớn (khoảng 200 nghìn ha) và là điển hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Vùng Karst này có trên 300 hang động lớn nhỏ, được mệnh danh là “vương quốc hang động”, đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn có cả một hệ di tích lịch sử văn hoá có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hoá Chàm, di tích các trọng điểm trong chiến tranh chống Mỹ. Hệ thống động Phong Nha được đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và sâu nhất – 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
    Quảng Bình có 140 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, trong số đó nổi bật nhất là quần thể di tích và danh thắng thị xã Đồng Hới gồm luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình Quan; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng làng Ho (tuyến đường mòn lịch sử Hồ Chí Minh).
2. Những lợi thế so sánh: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, có cảng Nhật Lệ và cảng Gianh, có vịnh Hòn La nước sâu và rất kín gió thuận lợi cho neo đậu tàu thuyền và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Có một ngư trường lớn với trữ lượng khoảng 99.000 tấn và phong phú về loài (1.650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực nang, san hô,… Quảng Bình có vùng nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn (15.000 ha), độ mặn và độ PH rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, ngoài ra với bờ biển dài rất thuận lợi cho phát triển nuôi tôm trên cát… tạo cho Quảng Bình một lợi thế so sánh trong phát triển thuỷ sản.
    Quảng Bình có nhiều mỏ nguyên liệu trữ lượng lớn phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, cát trắng, cao lanh, đá xây dựng, sành sứ, đất sét… Các công trình về vật liệu xây dựng đưa vào khai thác như xi măng lò đứng 20,4 vạn tấn, gạch tuynen 80 triệu viên, gạch ceramic 1,1 triệu m3/năm, đá xây dựng 100.000 m3/năm, thanh nhôm định hình 2.700 tấn/năm,…; một số dự án đang được đầu tư: Nhà máy xi măng sông Gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm (giai đoạn 2 là 2,8 triệu tấn), Nhà máy kính thuỷ tinh, gốm xây dựng, gạch block, sứ vệ sinh, gạch thuỷ tinh, chế biến cao lanh tinh,…

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NAM (48)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 12 huyện và 2 thị xã, trong đó có 6 huyện miền núi là Hiên, Nam Giang, Phước Sơn, Trà My, Hiệp Đức và Tiên Phước; 8 huyện, thị đồng bằng: thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ (thị xã tỉnh lỵ), huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành. Ngày 20/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ – CP về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Như vậy, hiện nay tỉnh Quảng Nam có 16 huyện, thị xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dự kiến dân số năm 2005 là 1,45 triệu người.
    Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển
3. Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô
khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Trà My, Hiên, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
 II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Với diện tích 1.040,6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu,…Diện tích đất Quảng Nam đã sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội là 651,5 nghìn ha, trong đó đất sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha (10,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh); đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 512,8 nghìn ha (49,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác là 25,6 nghìn ha (2,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh)…
    Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho thấy, việc sử dụng đất hiện nay ở Quảng Nam chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được đất rừng có vai trò phòng hộ và có thể sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đồi núi chưa sử dụng.
2. Tài nguyên rừng: Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m3/năm), còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây…Diện tích đất trống đồi trọc còn khoảng 391 nghìn ha, trong đó có 332,3 nghìn ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu.
3. Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ. Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu. Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Nông nghiệp: với diện tích 1.040,6 nghìn ha, 9 loại đất khác nhau, kết hợp với khí hậu nhiệt đới, phù hợp với việc trồng trọt các cây công nghiệp như dứa, sắn, bông, mía, điều, cau su, cà phê…cũng như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm mà điển hình là đà điểu được đưa vào nuôi tại Quảng Nam, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện vùng cát ven biển. Đề án kinh tế trang trại và kinh tế vườn đã được ban hành năm 2002 tạo mô hình mới về phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Công nghiệp: năm 2002 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2001 và tăng bình quân hàng năm 22%, đây là một lợi thế rất lớn để thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đề ra là đến năm 2005 Quảng Nam cơ bản là một tỉnh công nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp chế biến các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cát trắng, quế, bạch đàn và cây lá tràm, các sản phẩm từ gỗ, hàng hải sản…Mặt khác khoáng sản Quảng Nam đa dạng và phong phú như: than đá ở Nông Sơn, Ngọc Kính; vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh, cùng với ngư trường có trữ lượng cá, tôm, mực rất lớn sẽ tạo tiền đề và thúc đẩy công nghiệp khai thác phát triển mạnh.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI (49)
I. Điu kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý:  Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2, dân số trung bình năm 2005 là 1,28 triệu người, chiếm 1,6% dân số của cả nước.
     Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác. Quảng Ngãi hiện có 1 thị xã, 6 huyện miền núi và trung du, 6 huyện đồng bằng ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Ngày 01/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã và đổi tên xã thuộc các huyện Bình Sơn, Lý Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kon Tum và hạ Lào; đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn đã và đang hình thành khu kinh tế tổng hợp Dung Quất gần sát sân bay Chu Lai - tại đây có cảng nước sâu Dung Quất, khu công nghiệp lọc hoá dầu và một số khu công nghiệp khác, khu đô thị mới Vạn Tường - là một khu kinh tế lớn của đất nước ở miền Trung.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).
3. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 25OC. Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm (giai đoạn 1991 – 2002), tập trung từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau (chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm); bình quân 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi. Tổng lượng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản, làm muối và sản xuất điện năng (năng lượng gió). 
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.
     Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2002, Quảng Ngãi có tổng diện tích 513.688,14 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 101.535,39 ha (chiếm 19,76% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh); đất lâm nghiệp 150.456,72 ha (chiếm 29,28%); đất chuyên dùng 21.720,45 ha (4,22%); đất ở đô thị 970,11 ha (0,18%); đất ở nông thôn 5.879,45 ha (1,14%) còn lại là đất chưa sử dụng có 233.126,10 ha (chiếm 45,38%).
     Tiềm năng đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây là địa bàn để phân bổ các cơ sở công nghiệp, phát triển sản xuất nông – lâm - nghiệp. Dự kiến trong 10 năm tới có thể khai thác thêm trong quỹ đất chưa sử dụng này khoảng 80 nghìn ha, trong đó trên đất bằng khoảng 6,5 nghìn ha, trên đất đồi núi khoảng 73 nghìn ha, trên vùng mặt nước khoảng 0,5 nghìn ha. 
2. Tài nguyên rừng: Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích đất rừng toàn tỉnh năm 1999 có 102,1 nghìn ha, trong đó: diện tích đất rừng tự nhiên 67,4 nghìn ha, diện tích trồng rừng 34,7 nghìn ha. tỷ lệ che phủ của rừng mới đạt 27,6% ( cả nước 33,2%, duyên hải miền Trung là 34,5%). Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, giồi…Trữ lượng gỗ khoảng 9,8 triệu m3. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Song, so về trữ lượng (tính trên 1 ha) thì trữ lượng các loại rừng của Quảng Ngãi cao hơn mức trung bình của cả nước. 
3. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác.
Những khoáng sản có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m3; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường, lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m3, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh. 
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ Luỹ, Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh…, những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng. 
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thập kỷ này và sẽ hình thành khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đi kèm theo chương trình phát triển lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp.

                              GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NINH (50)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên:
1. Vị trí địa lý: Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 – 108o kinh độ đông, 20o40’21” vĩ độ bắc; Đông Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng 132,8 km, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía Tây Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần 3.000 km2, chiếm 41%; vùng hải đảo 619 km2, khoảng 10,0%.
     Chạy dọc vùng núi phía bắc là cánh cung bình phong Đông Triều – Bình Liêu nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên 500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m như Yên Tử (Uông Bí, 1.068 m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094 m), Cao Xiêm (Bình Liêu 1.330 m), Nam Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506 m). Từ cánh cung phía bắc, độ cao thấp dần về phía nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ trên biển tạo nên cảnh quan non nước đa dạng.
3. Khí hậu: Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 – 85%. Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
II. Tài nguyên thiên nhiên:
1. Tài nguyên đất: Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
2. Tài nguyên rừng: Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chưa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phương.
3. Tài nguyên khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhưng nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 – 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu như: đá vôi, đất sét, gạch ngói…rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lượng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản như cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, ngoài nước và xuất khẩu.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Hiện nay, Quảng Ninh là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước. Dọc chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Ngoài điều kiện thuận lợi về tài nguyên biển, Quảng Ninh có tiềm năng về đất canh tác nông nghiệp và đất rừng . Tỉnh khuyến khích các dự án trồng cây tạo vùng nguyên liệu (chè, dứa, nhãn, vải,…và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả khác).
     Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, ít lắng đọng để phát triển cảng biển. Đó là tiềm năng để phát triển hệ thống cảng biển. Mặt khác với các ưu thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa khẩu quốc tế, Quảng Ninh có đủ điều kiện cần thiết để hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Tỉnh có tiềm năng phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
     Quảng Ninh còn có nhu cầu lớn về các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành than, ngành kinh tế cảng biển, vận tải biển, máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế khác như nông, lâm, ngư nghiệp, máy xây dựng, đồ cơ khí gia dụng…Có thể phát triển công nghiệp khai thác, chế biến than và sử dụng nguyên liệu than với sự ra đời của hàng loạt cơ sở công nghiệp lớn, các nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón, hoá chất, gạch chịu lửa…
2. Tiềm năng du lịch: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các hải đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới” cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn, trên đất liền và trên các đảo. Việc phát triển du lịch ở khu  vực Hạ Long – Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái, Hải Phòng - Đồ Sơn – Cát Bà…sẽ tạo thành một quần thể du lịch - thể thao - giải trí ven biển. Với bờ biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế, cho phép Quảng Ninh thu hút 40 – 50 vạn lượt khách quốc tế vào năm 2000 và khoảng 1 triệu lượt khách vào năm 2010, có thể đạt doanh thu ngoại tệ 400 – 500 triệu USD

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ (51)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc– Nam. Phía Bắc, Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới khoảng 206 km; phía Đông là biển với chiều dài là 75 km.
     Ở vào vị trí trung độ của cả nước, Quảng Trị là nơi mang tính đặc thù về lãnh thổ, khí hậu của cả phía Bắc lẫn phía Nam; lại nằm trên các trục giao thông quan trọng cả về đường bộ và đường sắt. Đó là một vị trí thuận lợi cho quá trình xây dựng nền kinh tế - xã hội ổn định, hội nhập với khu vực và thế giới.
2. Đặc điểm địa hình: Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250 m – 2.000 m xen kẽ với các dải đồi cao thấp khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông Trường Sơn.
3. Khí hậu: Điều kiện khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh nên lượng bức xạ cao: 70 – 80 kcalo/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình là 1.700 – 1.800 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 200C – 250C. Mùa mưa thường từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tổng lượng mưa khoảng 2.000 – 2.700 mm/năm, độ ẩm trung bình tháng từ 85% - 90%.
     Đặc trưng khí hậu ở Quảng Trị là gió Tây Nam khô nóng và bão lớn. Hàng năm tỉnh chịu
từ 40 – 60 ngày khô nóng và nhiều cơn bão gây gió xoáy giặt kèm theo mưa lớn.
     Về điều kiện thuỷ văn: Quảng Trị có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình 0,8 – 1 km/km2. Các sông ngòi ở đây đều ngắn, dốc, chảy từ Tây sang Đông. Tổng diện tích lưu vực khoảng 3.640 km2, tổng chiều dài các con sông tới 1.085 km. Tỉnh có 3 hệ thống sông chính cùng nhiều phụ lưu khác có lưu lượng dòng chảy lớn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện. Ước tính trữ lượng thuỷ điện của sông Bến Hải đạt 834 triệu kWh, sông Mỹ Chánh: 376 triệu kWh.
     Ngoài ra, lượng nước ngầm của tỉnh khá lớn và có chất lượng tốt đủ để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; hệ thống hồ - đầm – phá phân bổ rải rác khắp các vùng là điều kiện tốt phát triển ngư nghiệp.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị 474.577 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa
đa dạng vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi.
Tiềm năng về đất đai của Quảng Trị còn khá lớn với 4. 754,73 km2 ha chưa sử dụng.
     Nhìn chung có thể phân chia đất đai ở Quảng Trị theo 10 tiểu vùng và 10 loại đất chính với đặc điểm riêng về khí hậu, thuỷ văn và thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
2. Tài nguyên rừng: Rừng Quảng trị đa dạng và phong phú, được che phủ bằng kiểu rừng kín thường xuyên mưa ẩm nhiệt đới, tổ chức thành loài, bao gồm cây lấy gỗ, dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
     Đất lâm nghiệp có 344.201 ha, trong đó đất có rừng 172.709 ha (bao gồm rừng tự nhiên 109.894 ha, rừng trồng 62.815 ha) và trồng 171,492 ha.
3. Tài nguyên khoáng sản: Quảng Trị có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng và phong phú. Đến cuối năm 1995, tỉnh đã thống kê được 48 mỏ và điểm quặng, trong đó 17 điểm thuộc nhóm kim loại, 22 điểm thuộc nhóm vật liệu xây dựng…
     Các mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng tây Bắc – Đông Nam, trữ lượng đạt khoảng 3,5 tỷ tấn. Khoáng titan phân bố dọc bờ biển Vĩnh Thái – Vĩnh Kim với trữ lượng đạt 1 triệu tấn. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản quý như vàng, ăngtimoan; nguồn nước khoáng và cát thuỷ tinh tương đối lớn…là lợi thế lớn cho ngành công nghiệp của Quảng Trị.
III.Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Quảng Trị có một hệ thống di tích lịch sử, văn hoá như: thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Macnamara, Nhà thờ La Vang, làng địa đạo Vĩnh Mốc, căn cứ Khe Sanh, làng Vây, sân bay Tà Cơn, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…và các quang cảnh thiên nhiên đẹp như bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, suối nước nóng Đakrong, đảo Cồn Cỏ anh hùng…mở ra triển vọng cho ngành du lịch hồi tưởng, du lịch sinh thái
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tỉnh Quảng Trị có khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, cà phê. Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng…); chế biến nông – lâm - sản và thương mại.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG (52)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Ngày 31/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ - CP về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính, gồm 1 thị xã và 8 huyện.
2. Đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.
3. Khí hậu: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, cao nhất 28,20C vào tháng 4, thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm. Tổng số giờ nắng  bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha. Đất đai Sóc Trăng có thể
chia thành 6 nhóm chính: nhóm đất cát có 8.491 ha bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
2. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.091 ha. đất có rừng là 10.202 ha, trong đó rừng tự nhiên có 116,86 ha, rừng trồng 3.752 ha và 5.378 ha rừng phòng hộ với các loại cây chính là: đước, bần, giá, mắm và lá, phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4.205 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng chàm tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị.
3. Tài nguyên biển: Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Sóc Trăng có lợi thế về diện tích đất tự nhiên lớn, rộng 3.223,30 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 2.490,88 km2, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
     Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt trên 57.065 ha, trong đó diện tích nuôi trồng tôm là 50.341 ha. Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác đạt 65.120 tấn, trong đó tôm chiếm 22.756 tấn. Năm 2003, sản lượng chế biến tôm đông lạnh đạt khoảng 30.450 tấn. Kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản đạt khoảng 278,7 triệu đồng.
Không chỉ có vậy, Sóc Trăng cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với những vườn cây ăn trái xanh tươi quanh năm trên dải cù lao và dọc theo 2 nhánh sông Hậu rộng mênh mông, cộng với những kiến trúc văn hoá cổ kính nổi tiếng như chùa Ma Ha Túc (Chùa Dơi),  chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét...kết hợp với các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơme, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch xanh, du lịch sinh thái và tìm hiểu môi trường văn hoá.
2. Tiềm năng du lịch: Tỉnh Sóc Trăng có các điểm du lịch như vườn cò Tân Long (huyện Thạnh Trị), khu công viên sông Đình (thị xã Sóc Trăng), khu dịch vụ du lịch ngư cảng Trần Đề, khu du lịch Mỏ Ó (Lịch Hội Thượng, Long Phú), khu du lịch Cù Lao Dung (huyện Long Phú), khu du lịch rừng tràm Mỹ Thanh… rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.

                             GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ  TỈNH   SƠN  LA (53)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày 02/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2003/NĐ – CP về việc thành lập huyện Sốp Cộp và điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Như vậy, hiện nay tỉnh Sơn la có 10 huyện và 1 thị xã.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
3. Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405,500 ha, trong đó đất đang sử dụng là 702,800 ha, chiếm 51% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng và sông, suối còn rất lớn: 702,700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi Công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ có thêm khoảng 25.000 ha mặt nước hồ, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
2. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện tích rừng của tỉnh có 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa.
3. Tài nguyên khoáng sản: Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý như niken, đồng ở bản Phúc - Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan – Tà Phù (Mộc Châu); manhêrit - bản Phúng (Sông Mã); than Suối Báng (Mộc Châu), than (Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ ngân, sắt có thể khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.
     Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
     Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Tiềm năng du lịch: Công trình thuỷ điện Sơn La khởi công sẽ tạo tiềm năng mới để Sơn La hội nhập kinh tế thị trường cùng với cả nước; hình thành, mở rộng và phát triển thêm hệ thống các dịch vụ, phục vụ quá trình thi công xây dựng thuỷ điện và thị trường cho các địa bàn tái định cư.
     Theo quy hoạch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sơn La nằm trong tua du lịch vùng Tây Bắc, Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La - Điện Biên - Lào Cai và là cửa ngõ sang các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Mặt khác, được thiên nhiên ưu đãi với những vùng sinh thái đa dạng, cao nguyên Mộc Châu, vùng đất có tiểu khí hậu cận ôn đới, khu công trường xây dựng thuỷ điện Sơn La, các di tích lịch sử, hang động kỳ thú, vùng hồ sông Đà có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với 12 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những sắc thái, những phong tục tập quán, nếp sống khác nhau – đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THANH HOÁ (54)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km.
     Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km.
     Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi. Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đường 217 nối liền Thanh Hoá với  tỉnh Hủa Phăn của nước Lào. Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế.
     Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du (chiếm diện tích trên 8.000 km2, gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam), vùng đồng bằng (được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt,…) và vùng ven biển (từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng).
3. Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C – 240C, giảm dần khi lên vùng núi cao. Mùa đông hướng gió chính là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió Đông và Đông Nam.
     Những đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn và quỹ đất hiện có là tiềm năng để Thanh Hoá phát triển, mở rộng kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp với nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến phát triển.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Hiện tại, diện tích đất đã sử dụng của Thanh Hoá là 756.669,73 ha, chiếm 68,13% diện tích tự nhiên, trong đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được 239.842 ha, bằng 21,6% diện tích đất tự nhiên; có trên 120.000 ha thích hợp để trồng lúa cho năng suất cao và diện tích đất có rừng 405.713 ha, bằng 36,32% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
     Khả năng mở rộng diện tích để phát triển sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp của Thanh Hoá còn khá lớn. Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 268.230 ha, bằng 24% diện tích tự nhiên, bãi bồi đã ổn định diện tích 12.790 ha, vùng Nga Sơn, Hậu Lộc có khả năng mở rộng diện tích lớn do bãi bồi đang lấn ra Hòn Nẹ với tốc độ nhanh. Đất có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ là 10.386 ha, mặt nước ngọt có 9.871 ha hiện vẫn chưa được khai thác triệt để.
2. Tài nguyên rừng: Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích rừng và đất có rừng là 600.000 ha, chiếm 63,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng tự nhiên 322.003 ha, đất có rừng trồng 83.710 ha. Rừng ở đây chủ yếu là rừng cây lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài… Gỗ quý hiếm có lát, pơmu, trầm hương. Gỗ nhóm I, II có samu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ…; các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su.
     Đáng chú ý là vùng luồng, tre, nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hoá, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến bột giấy. Nhìn chung, vùng rừng giàu và trung bình hiện còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt – Lào, có độ cao trên 700 - 1.200 m, xa đường giao thông và các khu dân cư, chủ yếu là rừng đầu nguồn, phòng hộ. Còn vùng rừng ở độ cao dưới 700 m, gần các trục giao thông là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức, cần được cải tạo.   
     Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, bò tót, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, ba ba, tắc kè, kỳ đà, tê tê, các loài chim và ong rừng… Đặc biệt ở vùng Tây Nam Thanh Hoá có rừng quốc gia Bến En, nơi lưu giữ và bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
3. Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Thanh Hoá có tới 250 điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như đá vôi, đá và sét để sản xuất xi măng, đá ốp lát, crôm, secpentin, đôlômit… là tỉnh giàu về nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm gốm ceramic, kim loại đen, vàng, đá quý, khoáng sản dùng làm nguyên liệu phân bón và hoá chất…
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp khai khoáng và những ngành công nghiệp gắn với cảng biển, lọc hoá dầu,… là những lĩnh vực được coi là lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó, Thanh Hoá là tỉnh có thế mạnh về một số mặt hàng xuất khẩu như nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê,…), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu,…), hàng da giầy, xi măng, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây, tre, sơn mài, chiếu cói, …).
2. Tiềm năng du lịch: Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên. Hiện nay, du lịch Thanh Hoá có hàng trăm phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, trong đó có 1 khách sạn 2 sao, hàng năm đón tiếp trên 500.000 lượt khách đến thăm quan, nghỉ mát.
     Thêm vào đó, Thanh Hoá còn có những địa danh nổi tiếng gắn với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đó là khu di tích Lam Kinh - cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược; là Thành nhà Hồ, được xây dựng vào năm 1397, một công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ… Ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá như Đền Bà Triệu (Hậu Lộc), Hàm Rồng - Nam Ngạn (thành phố Thanh Hoá).   
     Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi cho khu du lịch Sầm Sơn - nơi nghỉ dưỡng, tắm biển vào loại nhất nhì miền Bắc Việt Nam. Đến Sầm Sơn, du khách còn có thể thả bộ trên núi Trường Lệ, viếng chùa Cô Tiên, đền Độc Cước, hòn Trống Mái và thăm khu du lịch sinh thái Quảng Cư.
     Nằm cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây Nam, vườn quốc gia Bến En có diện tích tự nhiên 16.634 ha và 30.000 ha vùng đệm trên địa bàn của hai huyện Như Xuân và Như Thanh với một hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm với 870 loài thực vật – 125 bộ. Vườn quốc gia Bến En là khu du lịch sinh thái lý tưởng, là nơi nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí hấp dẫn du khách.
     Vườn quốc gia Bến En và Sầm Sơn có thể “nối mạng” tạo sức lan toả với quần thể du lịch Hàm Rồng, Thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền Phủ Na, Đền Bà Triệu, Cửa Đạt, Động Từ Thức và vươn ra Biện Sơn tạo nên một mạng lưới du lịch đặc sắc của quê hương xứ Thanh.
     Với tài nguyên - tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có lợi thế về vị trí địa lý và giao thông thuận lợi và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh – Thanh Hoá đã và sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách mọi miền đất nước và quốc tế.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI BÌNH (55)     
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
     Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84 km2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 284 xã, phường, thị trấn.
2. Đặc điểm địa hình
     Là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam.
3. Khí hậu Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng
5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC – 24oC (thấp nhất là 4oC, cao nhất là 38oC). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm – 1.800 mm. Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.800 giờ, lượng nước bốc hơi 728 mm/năm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85oC – 90oC.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 154.584 ha, trong đó: diện tích cây hàng năm có 92.075 ha, diện tích ao hồ đã đưa vào sử dụng là 6.176 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 – 4 vụ, diện tích có khả năng canh tác vào vụ đông khoảng 400.000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu…), cây công nghiệp ngắn ngày (đay, dâu, cói…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối,…), trồng hoa, cây cảnh,v v…
2. Tài nguyên khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp
của tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3).
     Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
     Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 178 m. Các mỏ nước này đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.
     Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện để khai thác.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lợi thế so sánh: Thái Bình có cảng biển quốc gia Diêm Điền, tàu 400 – 1000 tấn ra vào được, cùng hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 và các trục đường chính trong tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ tương đối thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá trong vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước, các tỉnh phía Nam của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
     Thái Bình cũng gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh – Hà Nội, đó là thị trường lớn về lao động, sản phẩm, lương thực, thực phẩm và hợp tác phát triển. Đồng thời, Thái Bình còn có nguồn khí đốt, nước khoáng có trữ lượng lớn, khả năng khai hoang lấn biển mở rộng diện tích ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ là những tiềm năng lớn trong nuôi trồng và khai thác hải sản.
2. Tiềm năng du lịch: Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được xếp hạng, như Chùa Keo được xây dựng tại nơi phát tích của nhà Trần; nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư…và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát, múa, trò chơi: chiếu chèo “làng Khuốc”, trò múa rối nước “làng Nguyễn” Đông Hưng và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư)…Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN (56)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
2. Đặc điểm địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất  1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.
     Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong canh tác nông – lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
3. Khí hậu: Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc – Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 – 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.
2. Tài nguyên rừng: Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.
3. Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như cả nước
     - Đối với các tỉnh trung du và miền núi như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, động cơ diezen, vật liệu xây dựng.
     - Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than (50%), thép cán (60%), chè (78%). Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.
2. Tiềm năng du lịch: Thái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên…(tiêu biểu là hồ Núi Cốc), cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc…là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ (57)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Thừa Thiên - Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên - Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.
2. Đặc điểm địa hình: Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.
     Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Núi chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250.
3. Khí hậu: Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
     Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 240C. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10.
II. Tài nguyên thiên nhiên.
1. Tài nguyên đất: Thừa Thiên - Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha với khoảng 10 loại đất chính. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau.
     Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây nông nghiệp là 59.710 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên. Đất canh tác cây hàng năm là 44.879 ha, chiếm 75,1% diện tích đất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng vào nông - ngư nghiệp. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2. Tuy diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 là 193.559 ha, trong đó: đất bằng là 21.668, đất đồi núi là 139.953 ha (chiếm 75% tổng diện tích đất chưa sử dụng), tạo nhiều khả năng mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả như: cao su, cà phê, dứa… nhằm tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và trồng cây lâm nghiệp, mở rộng diện tích rừng. Diện tích mặt nước chưa sử dụng là 26.183 ha có thể khai thác để phát triển nuôi trồng thuỷ sản các loại.
2. Tài nguyên rừng: Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó: 177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng. Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha và rừng đặc dụng 52.605 ha. Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3. Hiện nay, đất trống, đồi trọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới.
3. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên - Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản, trong đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granít, cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000 triệu tấn gồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, Văn Xá trữ lượng khoảng 230 triệu tấn, Nam Đông khoảng 500 triệu tấn… Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn. Cao lanh với tổng trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở A Lưới, Hương Trà. Các mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổ nhiều nơi trong tỉnh. Titan có tổng trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theo dải cát ven biển thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Các mỏ nước khoáng ở vùng Phong Điền, Phú Vang… đang được dùng để sản xuất nước
giải khát và phục vụ chữa bệnh.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên - Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao…
     Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với địa danh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa An Thuận, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, đầm phá Tam Giang…
     Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, Huế có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. Thừa Thiên - Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn giữ nhiều di tích liên quan ðến cuộc ðời hoạt ðộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều ðịa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và ðế quốc Mỹ nhý: chiến khu Dýõng Hoà, Hoà Mỹ, A Lýới, ðýờng mòn Hồ Chí Minh…
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Được thiên nhiên ưu đãi và có một truyền thống văn hoá lâu đời, ngành du lịch của tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để xây dựng thành một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, nên trong nhiều năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chính sách phù hợp khuyến khích các ngành và các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành du lịch. Cơ sở vật chất kỹ của ngành du lịch đã tăng lên đáng kể. Nhiều khu du lịch, vui chơi giải trí đã được qui hoạch và xây dựng như: cụm du lịch quốc gia Bạch Mã - Lăng cô - Cảnh Dương - Hải Vân, Tân Mỹ - Thuận An, Thiên Ân - Ngự Bình, Thanh Tân - Phong Điền, Thừa Thiên - Huế có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để xây dựng thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
     Công nghiệp giữ vai trò động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Công nghiệp Thừa Thiên - Huế có nhiều khả năng phát triển các ngành có lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và thị trường theo hướng hiện đại, tinh xảo.
     Trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Phong trào nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh. Đánh bắt thuỷ sản chuyển dịch theo hướng phát triển nghề khơi, tập trung vào các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG (58)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc sông Tiền và nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, sát địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (cách  thành  phố Hồ Chí Minh 70 km theo đường quốc lộ 1A), phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặc điểm địa hình: Tỉnh có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1 m.
3. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 280C, chênh lệch giữa các tháng không lớn, khoảng 40C.
Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663,24 ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau: nhóm đất phù sa chiếm 52,0% diện tích tự nhiên với 123.183 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Trong nhóm đất này có các loại đất phù sa bồi ven sông (đê tự nhiên) thích hợp cho trồng cây ăn trái. Nhóm đất mặn chiếm 14,3% diện tích tự nhiên với 33.937 ha. Đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Chương trình ngọt hoá Gò Công bằng biện pháp ngăn mặn và đưa nguồn nước ngọt dồi dào về đã mở ra một diện tích lớn đất tăng vụ mùa khô hoặc đầu mùa khô. Riêng đất ven biển thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất phèn chiếm 19,0% diện tích tự nhiên với 45.023 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Nhóm đất cát giồng chỉ chiếm 3,0% diện tích tự nhiên với 7.109 ha phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, hoa màu…
     Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 52%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,0% (45.023 ha) là nhóm đất phèn và 14,0% (33.937 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn…trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
2. Tài nguyên rừng: Tiền Giang có 3 thảm thực vật mang tính chất tự nhiên là: rừng ngập mặn ven biển gồm: bần, mấm, đước, rau muống biển, cỏ lức…; thảm thực vật rừng nước lợ gồm: dừa nước, bần chua, ôrô, cóc kèn, mái dầm…; thảm thực vật vùng đất phèn hoang gồm: cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh… Năm 2002, toàn tỉnh có 10.190,2 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng tự nhiên 316,7 ha và đất có rừng trồng 9.873,5 ha.
3. Tài nguyên khoáng sản: Tiền Giang có 3 loại khoáng sản chính: than bùn được tìm thấy ở vùng phèn phía Bắc tỉnh thuộc các xã Phú Cường, Tân Hoà Tây (Cai Lậy) và Hưng Thạnh (Tân Phước). Vỉa than xuất hiện ở độ sâu trung bình khoảng 0,5 – 1,0 m, bề dày lớp than bùn khoảng 1 m và trải rộng trên diện tích gần 50 ha, sơ bộ trữ lượng khoảng 5 triệu m3; sét sử dụng cho công nghiệp được tìm thấy trong phù sa cổ và mới. Sét làm gốm sành đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm (Cái Bè), có thể sử dụng làm gốm sành quy mô nhỏ. Ở Tân Lập đã phát hiện được tầng sét phù sa cổ (tuổi pleistoxen muộn QIII) nằm dưới mặt đất 1,0 – 1,5 m và có chiều dài khoảng 20 m, phân bố rộng trên diện tích khảo sát 100 ha.
     Nhìn chung, khoáng sản của Tiền Giang nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng, các dự án khai thác các nguồn tài nguyên này cần nghiên cứu, tính toán kỹ về hiệu quả và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang bao gồm các di tích lịch sử – văn hoá, di tích cách mạng, các nghệ thuật kiến trúc, các nghề truyền thống… Hiện tỉnh có 11 di tích được Nhà nước xếp hạng như Chùa Vĩnh Tràng, Di tích mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân, Lăng Trương Định, Luỹ pháo đài Trương Định, Lăng Hoàng Gia, Rạch Gầm – Xoài Mút, Bến đò Phú Mỹ, Nhà Đốc phủ Hải (nhà truyền thống thị xã Gò Công), Đình Long Hưng, di tích văn hoá ốc Eo Gò Thành, di tích lịch sử ấp Bắc.
     Hàng năm, tỉnh có khoảng 17 lễ hội lớn nhỏ, bao gồm lễ hội dân gian, lễ hội ngành nghề (rước Cá ông), các nghề truyền thống độc đáo như đóng tủ thờ, chạm trổ…Để góp vui cho các lễ hội này còn có các trò chơi  hết sức hấp dẫn như đua thuyền hai dầm, bốn dầm, đánh trống, thả diều, phóng lao, thi cầu khỉ …Ngoài ra còn có những đội ca nhạc tài tử góp vui không kém phần hấp dẫn.
     Ngoài tiềm năng du lịch kể trên, với vị trí địa lý của mình, Tiền Giang còn có những cơ hội thuận lợi cần nắm bắt, là điểm du khách quốc tế dừng chân trong tổng thể du lịch trên vùng sông Mê Kông - đã được tổ chức du lịch thế giới đã xác định là một trong mười điểm du lịch thế giới vào năm 2000.
     Du lịch Tiền Giang xác định sự liên kết nối tua với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ để phong phú hoá chương trình tham quan. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh để khai thác, tiếp cận nguồn khách, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ thông tin trong du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
2. Những lợi thế so sánh: Tiền Giang năm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh.
     Với ưu thế về hệ thống sông và các cửa biển (sẽ hình thành các cảng biển quy mô nhỏ và vừa), mạng lưới giao thông thuỷ khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của Tiền Giang với các tỉnh trong vùng và cả nước. Mặt khác lại gần đường hàng hải quốc tế, (cách Vũng Tàu 40 km), Tiền Giang có lợi thế để trở thành đầu mối khu vực đồng bằng sông Cửu Long về giao lưu vận tải biển với cả nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có nguồn lao động dồi dào, một bộ phận lao động có kỹ năng khá, tiếp cận với sản xuất hàng hoá sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH (59)
I. Điều kiện tự nhiên   
1. Vị trí địa lý: Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long, giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc Trà Vinh là tỉnh Bến Tre được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông.
     Trà Vinh nối với thị xã Vĩnh Long bằng quốc lộ 53, tuyến thông thương đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
     Ở vị trí nằm giữa hai con sông Cổ Chiên, Hậu Giang và một mặt giáp biển (dài 65km), nơi có 2 cửa sông (Cung Hầu và Định An) được xem là 2 cửa sông quan trọng thông thương đồng bằng sông Cửu Long với biển Đông, nối với cả nước và quốc tế. Do vậy, Trà Vinh ở vào địa thế có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với đồng bằng sông Cửu Long. Đây là lợi thế mà các tỉnh khác không có được. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 222.567 ha, với 8 đơn vị hành chính, gồm thị xã Trà Vinh và các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, các huyện phía bắc địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển, địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ, xu thế độ dốc chỉ thể hiện ở trên từng cánh đồng. Cao trình biến thiên của tỉnh từ 0,1 – 1m chiếm 66% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nhất trên 4 m gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m tập  trung tại các cánh đồng trũng ở Tập Sơn, Ngãi Xuyên (Trà Cú), Thanh Mỹ, cánh đồng Ôcàđa (Châu Thành); Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải). Nhìn chung địa hình thuận lợi  cho sản xuất nông nghiệp từ 0,6 – 1m thích hợp cho tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.
3. Khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ven biển, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27,60C, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm, độ ẩm trung bình năm là 84%.
     Nhìn chung, khí hậu Trà Vinh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao,
ổn định, nắng và bức xạ mặt trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng mưa ít, lại tập trung theo mùa kết hợp với địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ triều cao gây ngập úng và hạn hán cục bộ, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của dân.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất, rừng: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 222.567 ha. Năm 2000, có 5.670,37 ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng trồng 4.801,19 ha, chiếm 84,68% diện tích rừng; rừng tự nhiên  869,18 ha (15,32%). Rừng tập trung phần lớn (97,25%) dọc theo 65 km bờ biển.
     Tình hình sử dụng đất, đến nay có khoảng 130.654 ha lúa 2 vụ, 33.507 ha lúa 1 vụ xen với
nuôi trồng thuỷ sản, khoảng 14.806 ha đất ở và 24.000 ha rừng và đất rừng. Do khai thác rừng quá mức và lấy đất rừng để nuôi trồng thuỷ sản nên đến năm 1997 đất lâm nghiệp chỉ còn 9.004 ha.
2. Tài nguyên biển: Trà Vinh có bờ biển dài 65 km, là vùng biển nông, thuộc khu vực tiếp giáp của 2 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, xa hơn nữa là vùng biển Đông – Trường Sa. Đây là vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lợi thuỷ sản nội đồng sẽ là tiềm năng lớn để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.
3. Tài nguyên khoáng sản: Trà Vinh là tỉnh nghèo khoảng sản, chỉ có cát xây dựng  với trữ lượng khoảng 810.000 m3 cát san lấp với khả năng khai thác 30.000 – 50 000 m3/năm và một số loại đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói. Mỏ nước khoáng ở thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải với khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày. Chất lượng nước khoáng đạt tiêu chuẩn quốc gia.
4. Nguồn nước: Nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Trà Vinh là từ sông Tiền và sông Hậu thông qua dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít. Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch cung cấp nước cho nội đồng, với tổng chiều dài là 578 km và 1.876 km kênh cấp I, II. Tuy nhiên tỉnh Trà Vinh vẫn thiếu nước ngọt vào mùa khô, một phần do ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Tỉnh có nhiều khu du lịch, vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh như đền thờ Bác Hồ, khu du lịch biển Ba Động và nhiều chùa với hơn 140 chùa Khơme, 50 ngôi chùa Việt Nam và 50 ngôi chùa Trung Hoa. Ngoài ra, tỉnh còn có một số khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế như khách sạn Thanh Trà, Cửu Long.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Nông – lâm – thuỷ sản là ngành lớn và phát triển nhanh trong nền kinh tế tỉnh. Tỉnh đã xác định cho đến năm 2005 ngành này vẫn đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế tỉnh, xét về mặt tỉ trọng, đây là ngành đóng góp vào GDP lớn nhất, tỷ trọng sẽ giảm dần sau năm 2010 và ngành thương mại – dịch vụ của tỉnh sẽ có vị trí lớn hơn trong GDP.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG (60)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.
     Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
3. Khí hậu: Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.
     Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.
2. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.
     Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.
3. Tài nguyên khoáng sản: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
     Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo máy.
III. Tiềm năng du lịch
     Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và Thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó, Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TÂY NINH (61)
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.
     Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trấn, 5 phường và 82 xã). Thị xã Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
2. Đặc điểm địa hình: Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
3. Khí hậu: Tây Ninh có khí hậu tương đối  ôn hoà, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 26 – 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày,dài ngày, cây ăn quả các loại.
     Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2. Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng.
2. Tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên. Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu.
3 .Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng.
     Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu). Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng 16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu  và thị xã Tây Ninh. Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4 triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương Minh Châu và Gò Dầu. Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyện Hoà Thành). Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3, tập trung ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng.
4. Nguồn nước: Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha.
     Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, tổng mức nước ngầm có thể khai thác là 50 – 100 nghìn m3/giờ; vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch: Tây Ninh có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá, với những đặc trưng độc đáo, hấp dẫn du khách. Tiêu biểu là các địa danh: núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Toà Thánh Cao Đài. Căn cứ trung ương cục miền Nam, tháp cổ Bình Thạnh, chùa Phước Lưu. Tây Ninh nổi tiếng với lễ hội núi Bà Đen, mỗi năm được tổ chức 2 lần với hội xuân núi Bà và hội Vía Bà. Cùng với những thuận lợi về địa lý và giao thông, các địa danh này tạo cho Tây Ninh những tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch quốc tế qua Campuchia và các nước ASEAN.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Tây Ninh có tiềm năng về đất đai, lao động, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với hồ Dầu Tiếng có trữ lượng tưới lớn nhất nước với các vùng chuyên canh sản xuất khối lượng sản phẩm lớn như mía (33.000 ha), đậu phộng (20.000 ha ), cao su (30.000 ha). Ngành nông nghiệp từng bước ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ cây trồng và mạng lưới giao thông nội đồng các vùng nguyên liệu; tỷ lệ chăn nuôi trong nông nghiệp với các chương trình bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản,...
     Tây Ninh đã có các nhà máy để tiêu thụ các vùng nguyên liệu chuyên canh. Hiện nay, Tây Ninh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp sau đường, bột mì, đậu phộng, thịt, sữa, nước trái cây, đồ hộp; những ngành công nghiệp ít vốn, thu hút vốn, thu hút nhiều lao động như may mặc, đan lát truyền thống. Tây Ninh cũng đang tập trung xây dựng khu công nghiệp Trảng Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Sa Mát tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành) , Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
     Là một  tỉnh có nhiều đặc điểm lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thu hút khách du lịch  như căn cứ trung ương Cục miền Nam, toà thánh Tây Ninh, lễ hội hành hương núi Bà Đen, hồ nước Dầu Tiếng. Ngoài ra Tây Ninh còn là cầu nối tua du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh, hướng phát triển du lịch trong thời gian tới là xây dựng cụm du lịch thị xã - núi Bà Đen – hồ Dầu Tiếng và cụm Thiện Ngôn – căn cứ trung ương Cục miền Nam; phát triển hồ Dầu Tiếng thành những trung tâm phục vụ du lịch sinh thái.
     Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Sa Mát đang được xây dựng khi hoàn thành đi vào hoạt động cùng với trung tâm thương mại nội tỉnh như thị xã Hoà Thành sẽ phát huy mạnh mẽ thương mại của tỉnh.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG (62)
I. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý: Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 1.475,19 km2, bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số trung bình là 1.044 triệu người (số liệu thống kê năm 2004). Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. So với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là một tỉnh có quy mô tương đối nhỏ cả về diện tích lẫn dân số của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại là tỉnh có mật độ dân cư cao nhất (698 người/km2), diện tích đất canh tác trên đầu người thấp.
     Vĩnh Long có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận mới xây dựng xong, cầu Cần Thơ đang chuẩn bị xây dựng; có quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thuỷ khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
2. Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Vĩnh Long được bao bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam; sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh, rạch chằng chịt.
3. Khí hậu: Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 270C, độ ẩm trung bình 79,8%.
II.Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít,  song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14 ha, chiếm 0,09%.
     Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp. Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt 92 triệu m3
     Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.
2. Tài nguyên khoáng sản: Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu  thế  lớn  nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch.
3. Nguồn nước: Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn. Ngoài ra, Vĩnh Long còn có tiềm năng nguồn nước khoáng chất lượng cao, có khả năng phát triển công nghiệp sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết phục vụ ngành y tế.
     Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh, mương, ruộng lúa. Diện tích có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 34.480 ha.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Tiềm năng du lịch Giống như các tỉnh khác nằm trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, Vĩnh Long có tài nguyên du lịch mang đặc thù của sông nước, kênh rạch, miệt vườn. Các thế mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở những danh lam thắng cảnh, những di tích văn hoá cùng những di tích lịch sử nổi tiếng ở Vĩnh Long, tỷ lệ người Khơme thấp nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng như: lễ vào năm mới, lễ cúng ông bà, lễ hội cúng trăng, lễ dâng bông, lễ dâng phước của người Khơme luôn là thời điểm hấp dẫn du khách thăm quan, nhất là những khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hoá, tín ngưỡng.
2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Nguồn tài nguyên không nhiều nhưng đa dạng, nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: đất sét, cát tạo điều kiện để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và gốm sứ. Nhiều ngành, nghề truyền thống là cơ sở để phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và tham gia xuất khẩu.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC (63)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du và miền núi. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.370,73 km2. Vĩnh Phúc có một thị xã, 6 huyện với 150 xã, phường, thị trấn, trong đó có 1 huyện, 39 xã miền núi. Ngày 9/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2003/NĐ - CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo. Như vậy, hiện nay Vĩnh Phúc có 2 thị xã và 7 huyện.
     Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là với Trung Quốc, Vĩnh Phúc chịu sự tác động rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ.
     Vĩnh Phúc nằm trên trục quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm đầu trục giao thông đường sắt và đường bộ Đông – Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân (qua đường quốc lộ 5 và trục đường 18 - đường cao tốc cho 6 làn xe). Ở vị trí này rất tiện lợi về giao thông toả đi khắp mọi miền đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế, như phát triển các khu công nghiệp và ngành công nghiệp xuất khẩu. Vĩnh Phúc có đường vận tải thông qua các
cảng biển và sân bay thuận lợi.
2. Đặc điểm địa hình: Là khu vực có đất đai bằng phẳng, có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, là vùng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Vùng trung du có diện tích đất tự nhiên là 24,9 nghìn ha; vùng núi có diện tích là 65,3 nghìn ha. Vùng trung du và miền núi có nhiều hồ nước, có hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc – đó là những địa điểm có tiềm năng đa dạng, vừa là nơi cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, vừa là nơi để xây dựng các khu du lịch, thể thao.
3. Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa, trong đó có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3. Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 1.700 mm, vùng cao có lượng mưa đến 300 mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2oC, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,2oC. Độ ẩm trung bình 84 – 85%; số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ; riêng vùng núi Tam Đảo số giờ nắng thấp hơn 1.000 – 1.400 giờ.
     Chế độ gió mùa và thay đổi khí hậu trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, gieo trồng nhiều vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thiên tai do lũ lụt và hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, sương muối, độ ẩm cao, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.370,73 km2. Trong đó, đất nông nghiệp là 66.659,73 ha, chiếm 49% tổng diện tích; đất lâm nghiệp là 30.439,33 ha, chiếm 22 %;  đất chuyên dùng là 18.780,03 ha, chiếm 14%; đất ở là 5.175,32 ha, chiếm 4%; đất chưa sử dụng là 16.093,75 ha.
     Nhìn chung đất đai canh tác ở Vĩnh Phúc không màu mỡ, một số vùng đất bị nghèo hoá, năng suất thấp, vì vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm canh cây trồng và vật nuôi trên diện tích đất đang sử dụng.
2. Tài nguyên khoáng sản: Ở Vĩnh Phúc có một số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng nhưng trữ lượng nhỏ, phân tán không đồng đều do đó gây khó khăn cho việc đầu tư khai thác.
     Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành xây dựng như đá xây dựng, đá granít (khoảng 50 triệu m3) song phần lớn nằm ở khu vực có tiềm năng du lịch và rừng Quốc gia Tam Đảo nên không có điều kiện khai thác, còn những nơi có điều kiện khai thác thì trữ lượng nhỏ (khoảng 5 – 10 triệu m3). Ngoài ra còn có cát, sỏi, cao lanh giàu nhôm, đất sét làm gạch, ngói,… có khối lượng lớn, có khả năng khai thác lâu dài.
3. Tài nguyên rừng: Vĩnh Phúc có diện tích rừng tự nhiên không lớn nhưng do làm tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên quỹ rừng tự nhiên được bảo tồn, diện tích rừng trồng tăng, độ che phủ của rừng được thay đổi theo hướng tích cực. Tài nguyên rừng ở đây khá phong phú và đa dạng với trên 620 loại thân gỗ và thân thảo, đặc biệt có cả gỗ pơmu, nhiều cây thuốc và một số loại rau có giá trị. Động vật hoang dã trên núi có nhiều loại, chim có tới 120 loài, thú rừng có khoảng 45 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm như báo, gấu, vượn, voọc, sơn dương,…
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác là ngành có nhiều lợi thế của tỉnh về vùng nguyên liệu và nhu cầu tiên dùng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn có khu nghỉ mát Tam Đảo với độ cao trên 900 m so với mực nước biển, bao bọc bởi rừng nguyên sinh có nhiều động thực vật quý hiếm; những hồ, đầm lớn như Đầm Và, Đại Lải, Đầm Vạc – nơi nào cũng có 500 – 600 ha mặt nước, có rừng, có ruộng bao quanh. Đây là những địa điểm nghỉ cuối tuần lý tưởng. Ngoài ra, còn có những di tích lịch sử, văn hoá như chùa Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng và hàng trăm di tích được Nhà nước xếp hạng; những làng nghề nổi tiếng như làng gốm Hương Canh, làng rèn Lý Nhân, làng mộc Bích Chu, làng thương mại Thổ Tang,… thực sự có sức hấp dẫn du khách, và đây cũng chính  là một trong những lợi thế của Vĩnh Phúc.
2. Tiềm năng du lịch: Thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Bình Sơn, … là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,…Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc  gia.
     Vĩnh Phúc còn có nhiều hố nước ở những địa thế đẹp, là điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn nhiều so với các hồ khác ở Bắc Bộ. Điều kiện môi trường và sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn giữ được yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH YÊN BÁI (64)
I. Điều kiện địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý: Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 70 xã vùng cao và 70 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Yên bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
3. Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm
năng du lịch.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.292 ha. Trong đó đất nông nghiệp 69.315,12 ha, chiếm 10,07%; đất lâm nghiệp 282.241,86 ha, chiếm 41%; đất chuyên dùng 29.199,78 ha, chiếm 4,25%; đất ở 3.804,54 ha, chiếm 0,55% và đất chưa sử dụng 303.730,7 ha, chiếm 44,13%. Trong đó số đất chưa sử dụng, đất có khả năng nông nghiệp là 1.358,26 ha; đất có khả năng lâm nghiệp là 278.729,14 ha. Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,36%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
2. Tài nguyên rừng: Năm 2002, toàn tỉnh có 186.808 ha rừng tự nhiên, chiếm 27,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 41,5% so với năm 1996 và tăng 3,5% so với năm 2000; diện tích rừng trồng 95.430 ha bằng 13,86% diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ che phủ đạt 41%. Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu điều tra năm 1998 có 17,2 triệu m3, 51,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các loại lâm sản khác, trữ lượng gỗ rừng trồng còn 2,5 triệu m3. Về khai thác lâm sản, năm 1995, khối lượng gỗ tròn khai thác là 55.683 m3, năm 2000 đạt 105.344 m3, năm 2002 đạt 123.000 m3.
3. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 176 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.
II. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác khác.
2. Tiềm năng du lịch: Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.